M
mrs.english
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Mượn lời của tác giả con xin gởi đến tất cả những người mẹ trên thế giới này những điều con muốn nói!
Mẹ ơi, mẹ có biết…biết là con thương mẹ lắm không ?
Viết nhân ngày của mẹ 10 - 5
Có một ngày, phương Tây dành để tri ân những người mẹ như lễ Vu Lan Phật giáo. Và hôm nay, cả thế giới hân hoan chào đón ngày đó trong tình yêu thương thiết tha. Bạn biết không, có bao giờ bạn nói: Mẹ ơi, mẹ có biết là con thương mẹ lắm không? Hình như những đứa trẻ con dễ thốt lời đó hơn là chúng ta, những người được coi là thanh niên. Nhiều khi tôi tự hỏi khi lớn lên sao lại ngại ngùng bày tỏ tình thương đến vậy dù mười mười chắc rằng trong mỗi người, mẹ là một điều ấm ấp, trong veo nhất.
Ngày của mẹ
Có lẽ là khoảng cách thế hệ. Dù mẹ và ta luôn dành những tình cảm yêu thương nhất, quan tâm nhất. Đứa trẻ trong ta bướng bỉnh muốn tự lập, khẳng định mình…thì vòng tay mẹ lại bao dung ôm lại. Cứ dùng dằng, dùng dằng mãi.
Có một pháp môn nghe rất lạ: Làm mới ! Tôi nhớ một buổi tối mùa xuân, ở một tu viện xa xa thấp thoáng sau những đồi chè, pháp môn làm mới đã được diễn giải một cách sinh động, chân thực và làm thổn thức biết bao người. Đó là 2 mẹ con, người con đã xuất gia. Người con trước đại chúng cất lời xin lỗi mẹ, kể về những lầm lỗi của mình đã gây bao phiền não cho mẹ cha. Một ngày may mắn gặp chánh pháp, thệ nguyện xuất gia, và giờ trở thành một sư chú tu tập tinh tấn. Tôi đã thấy những giọt nước mắt của người mẹ lăn dài. Và tôi cũng thấy cả thiền đường rưng rưng khi nhìn cả gia đình ôm lấy nhau hạnh phúc. Làm mới là một cách thực tập hạnh phúc, tưới tẩm những hạt giống yêu thương, học cách lắng nghe để hiểu mà thương. Có hiểu thì mới có thương. Một pháp môn không cần giảng giải gì nhiều, chỉ cần qua những hình ảnh đó là đã đi sâu vào lòng người rồi.
Mấy hôm nay, lướt qua những con đường ở thành phố, khắp nơi những tấm pano tri ân ngày dành cho những người mẹ. Hình ảnh những đóa hoa hồng đỏ thắm, và hình ảnh những em nhỏ: Cảm ơn mẹ, con yêu mẹ. Truyền thống người Tây phương du nhập vào Việt Nam, một hình ảnh đẹp, cũng như những ngày lễ Phật giáo thấp thoáng bóng người phương Tây đến chùa. Ca khúc bất hủ thường vang lên trong ngày ấy: Một bông hồng cho em, một bông hồng cho anh…cho những ai đang còn mẹ….đã giao thoa hai nền văn hóa. Một khúc ca được viết từ tình cảm của một người con là một vị thầy tu.
Mẹ có biết là...con thương mẹ lắm không ?
Ngày của mẹ! Bạn đã làm gì để cảm ơn mẹ? Nói đi bạn, nói là: con thương mẹ. Vì sẽ có lúc biết bao là đóa hoa cũng không thể thay được lời nói ấy. Làm mới, và tưới tẩm những hạt giống yêu thương trong nhau. Tưới hoa cho nhau, tưới những hạt giống thiện tâm, vun xới tình thương.
Và ngừng lời, tôi nhấc điện thoại lên, bên kia là tiếng chuông reo…tôi hình dung…mẹ đó!
Hương Giang
Mẹ ơi, mẹ có biết…biết là con thương mẹ lắm không ?
Viết nhân ngày của mẹ 10 - 5
Có một ngày, phương Tây dành để tri ân những người mẹ như lễ Vu Lan Phật giáo. Và hôm nay, cả thế giới hân hoan chào đón ngày đó trong tình yêu thương thiết tha. Bạn biết không, có bao giờ bạn nói: Mẹ ơi, mẹ có biết là con thương mẹ lắm không? Hình như những đứa trẻ con dễ thốt lời đó hơn là chúng ta, những người được coi là thanh niên. Nhiều khi tôi tự hỏi khi lớn lên sao lại ngại ngùng bày tỏ tình thương đến vậy dù mười mười chắc rằng trong mỗi người, mẹ là một điều ấm ấp, trong veo nhất.
Ngày của mẹ
Có lẽ là khoảng cách thế hệ. Dù mẹ và ta luôn dành những tình cảm yêu thương nhất, quan tâm nhất. Đứa trẻ trong ta bướng bỉnh muốn tự lập, khẳng định mình…thì vòng tay mẹ lại bao dung ôm lại. Cứ dùng dằng, dùng dằng mãi.
Có một pháp môn nghe rất lạ: Làm mới ! Tôi nhớ một buổi tối mùa xuân, ở một tu viện xa xa thấp thoáng sau những đồi chè, pháp môn làm mới đã được diễn giải một cách sinh động, chân thực và làm thổn thức biết bao người. Đó là 2 mẹ con, người con đã xuất gia. Người con trước đại chúng cất lời xin lỗi mẹ, kể về những lầm lỗi của mình đã gây bao phiền não cho mẹ cha. Một ngày may mắn gặp chánh pháp, thệ nguyện xuất gia, và giờ trở thành một sư chú tu tập tinh tấn. Tôi đã thấy những giọt nước mắt của người mẹ lăn dài. Và tôi cũng thấy cả thiền đường rưng rưng khi nhìn cả gia đình ôm lấy nhau hạnh phúc. Làm mới là một cách thực tập hạnh phúc, tưới tẩm những hạt giống yêu thương, học cách lắng nghe để hiểu mà thương. Có hiểu thì mới có thương. Một pháp môn không cần giảng giải gì nhiều, chỉ cần qua những hình ảnh đó là đã đi sâu vào lòng người rồi.
Mấy hôm nay, lướt qua những con đường ở thành phố, khắp nơi những tấm pano tri ân ngày dành cho những người mẹ. Hình ảnh những đóa hoa hồng đỏ thắm, và hình ảnh những em nhỏ: Cảm ơn mẹ, con yêu mẹ. Truyền thống người Tây phương du nhập vào Việt Nam, một hình ảnh đẹp, cũng như những ngày lễ Phật giáo thấp thoáng bóng người phương Tây đến chùa. Ca khúc bất hủ thường vang lên trong ngày ấy: Một bông hồng cho em, một bông hồng cho anh…cho những ai đang còn mẹ….đã giao thoa hai nền văn hóa. Một khúc ca được viết từ tình cảm của một người con là một vị thầy tu.
Mẹ có biết là...con thương mẹ lắm không ?
Ngày của mẹ! Bạn đã làm gì để cảm ơn mẹ? Nói đi bạn, nói là: con thương mẹ. Vì sẽ có lúc biết bao là đóa hoa cũng không thể thay được lời nói ấy. Làm mới, và tưới tẩm những hạt giống yêu thương trong nhau. Tưới hoa cho nhau, tưới những hạt giống thiện tâm, vun xới tình thương.
Và ngừng lời, tôi nhấc điện thoại lên, bên kia là tiếng chuông reo…tôi hình dung…mẹ đó!
Hương Giang