[Đức dục - Trí dục] Dòng tư duy Bát nhã

M

mrs.english

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

10224771225983074.jpg

Dòng tư duy bát-nhã

Dòng tư duy không hề lay động
Giữa đất trời vạn pháp man man
Dòng tư duy không ngừng tuôn chảy
Đưa ta về tỉnh thức hôm nay

Ta tư duy qua từng hơi thở
Về cuộc đời về sự sống trong ta
Tư duy khi ta còn tồn tại
Điều màu nhiệm sẽ đến với ta

Ta tư duy để biết mình đang sống
Về chúng sanh trong cỏi trầm luân
Về biển mê sinh tử luân hồi
Về nổi khổ của chốn tha nhân

Tư duy đi để thêm phần hiểu biết
Hiểu biết hơn để có tình thương
Rồi từ đây phát nguyện cầu vô thượng
Để mai này cứu độ chúng sanh

Dòng tư duy không hề lay động
Giữa đất trời vạn pháp man man
Dòng tư duy không ngừng tuôn chảy
Đưa ta về tỉnh thức hôm nay
Đưa ta về an trú trong hiện tại…nơi đây!


Nguyên Phước_Nguyễn Thành Nhân_GĐPT An Lạc_Huế
 
C

chini106

Châu có theo đạo Phật ko e? Thấy toàn post về Phật ko ak`!

P/s: Bài này ý nghĩa đó
 
M

mrs.english

Dạ có chị à!Em đi sinh hoạt Gia đình Phật Tử được 3 năm rồi :)

Kinh Kim Cang Bát Nhã em mới người sáng tác bài ni giảng sơ qua về cái gọi là "phản vật chất" [Sắc tức thì có,sức tức thì ko gì gì đó :D].Hay lắm!
 
Last edited by a moderator:
M

mrs.english

Bát nhã là gì?

- Có cái thấy sự vật "như nó đang là"

- Đó chính là giác ngộ?

- Không phải thế.

- Tại sao không?

- Có cái biết như vậy, chứ không phải có cái kinh nghiệm như vậy.

- Như vậy là cái biết vay mượn.

- Không phải thế, nó là cái biết đích thực và là phát hiện của hành giả.

- Bát nhã chưa phải, vậy bát nhã ba la mật đa hay đại bát nhã có phải là giác ngộ?

- Đúng vậy.

- Gọi là "đại bát nhã" hay "bát nhã cùng cực" có phải để chỉ tính toàn diện của trạng thái "như thị".

- Không phải "bát nhã" là bộ phận và "bát nhã ba la mật đa" là toàn diện. Mà bát nhã là cái biết đỉnh cao của tâm trí sơ bộ về giác ngộ. Còn "bát nhã ba la mật đa" hay đại bát nhã là cái kinh nghiệm của sự thể nhập tánh.

- Xin cho một thí dụ?

- Như người đứng bên này sông muốn biết cảnh vật bên kia sông. Người ấy có thể leo lên một đỉnh núi cao để nhìn sang, khắc có cái thấy thật sự không vay mượn về cảnh vật bên kia bờ. Nó như là một phát hiện đích thực. Trường hợp này tương tự như trạng thái "bát nhã". Nhưng nếu người ấy qua sông đến bờ bên kia, khắc sẽ biết cảnh vật bên kia bờ bằng kinh nghiệm thật chứ không phải tầm nhìn. Đây là trường hợp của bát nhã ba la mật đa. Do vậy nên ba la mật đa ( paramita) được dịch là "sang bờ bên kia" là vậy.

- Cảm ơn ông về buổi nói chuyện hôm nay.

- Hề hề! . . tôi tưởng vậy chứ chưa chắc đã vậy. Xin ông vui lòng hỏi các vị thiện tri thức rồi bảo cho tôi biết với!

TƯỞNG VẬY/29.9.2004

Mình mới tìm được đó !
 
M

manhtuan510

Bài rất hay. Bà ngoại mình cũng theo đạo phật, chiều nào cũng đi chùa. Bà tòan ngồi giảng cho mình nghe mà mình thì không đủ kiên nhẫn để nghe =))
Nói chung là sống tốt :) nhưng mà bà mình già rùi lại hay ốm mà toàn ăn chay thì không đủ chất mất :(
Chả thích tí nào.
 
C

congaigiaitoan_5

Trời điên à=))

ăn chay đâu phải là thiếu dinh dưỡng:))

ăn thử đi rồi bik bạn iu ợ:))

như Nấm đông cô chẳng hạn (ngon lắm ý;))
 
M

mrs.english

Chi rứa em?Chị có dấu phẩy mà.
Ăn chay ai ăn thịt.Mô Phật

À,em đọc kinh Kim Cang Bát Nhã chưa?Chị mới đọc 1 câu ;)) .Thuộc lun."Sắc tức thì ko,ko tức thì sắc".Nghĩa là có cũng như ko mà ko cũng như có ;)).Cái ni cũng có liên quan đến khoa học đó em ;))
 
P

phamminhkhoi

Theo một bản dịch cóp được trong mấy cuốn sách cổ:
Khi hành Bát Nhã Ba La
Ngài Quán Tự Tại soi ra tột cùng
Thấy ra năm uẩn đều Không
Bao nhiêu khổ ách khốn cùng độ qua


Nầy Xá Lợi Tử xét ra
Không là sắc đó, sắc là không đây
Sắc cùng không chẳng khác sai
Không cùng sắc vẫn sánh tài như nhau
Thọ, tưởng, hành, thức uẩn nào,
Cũng như sắc uẩn, một màu không không


Nầy Xá Lợi Tử ghi lòng
Không không tướng ấy, đều không tướng hình
Không tăng giảm, không trược thanh
Cũng không diệt, cũng không sanh pháp đồng
Vậy nên trong cái chơn không
Vốn không năm uẩn, cũng không sáu trần
Mắt, tai, mũi, lưỡi, ý, thân
Vị, hương, xúc, pháp, cùng phần sắc, thinh
Từ không giới hạn mắt nhìn
Đến không ý thức, vô minh cũng đồng
Hết vô minh, cũng vẫn không
Hết già, hết chết, cũng không có gì
Không khổ, tập, diệt, đạo kia
Trí huệ chứng đắc cũng là không không


Sở thành, sở đắc bởi không
Các vì Bồ Tát nương tùng huệ năng
Tâm không còn chút ngại ngăn
Nên không còn chút băn khoăn sợ gì
Đảo điên mộng tưởng xa lìa
Niết Bàn mới đến bên kia bến bờ


Ba đời chư Phật sau, xưa
Đắc thành Chánh Giác cũng nhờ huệ năng
Trí huệ năng lực vô ngần
Đại Minh vô thượng, Đại Thần cao siêu
Trí huệ năng lực có nhiều
Thật là thần chú trừ tiêu não phiền
Trí huệ năng lực vô biên
Dẫn đường giải thoát qua bên giác ngàn
Liền theo lời chú thuyết rằng:
Độ tha giác ngộ khắp trần chúng sanh.


Yết đế, yết đế
Ba la yết đế
Ba la tăng yết đế
Bồ đề Tát bà ha
 
K

kira_l

nhìn em sư cầm quyển sách học trông dễ thg hén mọi người

chẹp hén

;))

mọi người nhắc làm em đói quá :((
 
P

phuc.hello

Wow mấy bạn giỏi thiệt, đọc là thấm liền, còn mình thì không biết sao mà không hiểu được mấy bài thơ, cso ai giải thích giúp mình được không.
 
M

mrs.english

"Khi các nguyên tử liến kết vs nhau đều kèm theo sự mất bớt năng lượng"

"Sắc tức thì ko,ko tức thì sắc"

Có ai hiểu sự liên quan ko?
 
Top Bottom