Du lịch Xuyên Việt

A

anhtuansc10

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin mời ccas bạn tham gia cuộc hành trình của chúng tôi

A.Miền Bắc

1.Bắc Kạn
a.Khu du lịch Hồ Ba Bể - tỉnh Bắc Cạn
hobabe.jpg

Là khu du lịch sinh thái, văn hoá quan trọng trong vùng du lịch miền núi Ðông Bắc, bao gồm khoảng 20 điểm di tích danh thắng đặc sắc, độc đáo.

Gồm:Hồ Ba Bể,Vườn quốc gia Ba Bể,Thác Nà Đăng,Thác Đầu Đăng,Ao Tiên,Thác Roọm,Ðộng Nàng Tiên....
 
A

anhtuansc10

2.Bắc Giang
*Khu du lịch Suối Mỡ
0306To09L.jpg

Khu du lịch suối Mỡ nằm trên xã Nghĩa Phượng, huyện Lục Nam, cách thị xã Bắc Giang 30km về phía đông bắc, là một thắng cảnh nổi tiếng của Bắc Giang. Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ 16 có công chúa Quế Mị Nương được nhiều vương tôn, công tử đến cầu hôn nhưng nàng chỉ đam mê du ngoạn. Khi đến vùng Suối Mỡ ngày nay, thấy đất đai khô nẻ, dân tình đói rách vì hạn hán, công chúa rất đau lòng. Nàng cùng đoàn tùy tùng lên núi Huyền Ðinh và vào ngày đầu xuân, một cơn gió mạnh đã cuốn nàng bay bổng lên trời, đưa nàng tới khúc Suối Mỡ. Khi đặt chân xuống đây, nàng đã dùng 5 đầu ngón chân ấn xuống đá và lạ thay, một dòng nước mát ào ạt chảy ra thành suối (Suối Mỡ ngày nay), đưa nước tưới cho đồng ruộng. Từ đó đất đai vùng này trở nên màu mỡ, đời sống muôn dân trở nên trù phú .
 
A

anhtuansc10

3.Bắc NInh
a.Chùa Bút Tháp
53tuongphat-butthap1.jpg

Chùa Búp Tháp là một ngôi chùa cổ, mặc dù đã trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa vẫn giữ được những nét nguyên sơ hấp dẫn của nó. Chùa Bút Tháp được xây dựng vào thời hậu Lê - thế kỷ 17. Theo lịch sử, chùa được bà Trinh Thị Ngọc Trúc (vợ vua lê Thánh Tông) cùng hai nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế. Nằm trên địa bàn xã Định Tô, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Từ thủ đô Hà Nội theo đường 5 về hướng Đông bắc qua chùa Dâu và bờ đê sông Cầu khoảng 25 km là tới chùa Bút Tháp. Bút Tháp có tên nguyên thuỷ ghi trên tấm bia dựng vào năm Phúc Thái thứ 4 (1646) là "Ninh Phúc Tự". Ngoài ra, dân trong vùng còn gọi chùa là Nhạn Tháp.
 
A

anhtuansc10

b.Làng Tranh Đông Hồ

dongho3.gif

Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát có nghề làm tranh


Ðông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Ðuống thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã từ lâu đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc.
 
A

anhtuansc10

b.Làng Tranh Đông Hồ

dongho3.gif

Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát có nghề làm tranh


Ðông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Ðuống thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã từ lâu đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc.
 
A

anhtuansc10

c.Làng Quan Họ cổ Viêm Xá
Làng quan họ Viêm Xá (hay còn gọi là Diềm Xá) nay thuộc xã Hoà Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Làng có con sông Ngũ Huyện chảy vòng như dải lụa rồi nhập với sông Cầu soi bóng núi Kim Sơn đầu làng tạo nên một thế đất sơn thuỷ hữu tình .
 
A

anhtuansc10

3.Cao bằng
*Động Ngườm Ngao
nguomngao.jpg






Động Ngườm Ngao là một động lớn nằm trong lòng một quả núi gần Thác Bản Dốc thuộc dãy núi đá vôi thuộc bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh.



Động này tạo thành do sự phong hoá lâu đời của núi đá vôi. Bước vào cửa động ta như bước vào một thế giới kỳ ảo. Từ trên vòm đá cao rủ xuống những dải thạch nhũ kỳ diệu đủ bảy sắc lấp lánh. Thiên nhiên đã miệt mài từ bao đời để tạo ra những "tượng" đá quyến rũ sức tưởng tượng của con người, có tượng đá mang dáng dấp con người , có tượng giống cây rừng, giống súc vật như trong truyện thần thoại, nhưng lại có những hốc đá trông như "trướng rủ màn che", lại có cả những khối nhũ trông như một nàng tiên, đang nghiêng mình chải tóc, như ông tiên hiền từ, như búp sen khổng lồ...nhũ đá như mọc từ dưới đất lên, thả từ trên xuống, nhũ đứng, nhũ nằm ngang, nhũ to, nhũ nhỏ chồng chất lên nhau, đan xen, chen chúc nhiều tầng, nhiều lớp, song không đơn điệu khiến người xem không biết chán.
 
A

anhtuansc10

*Pắc Bó - vùng đất cách mạng

suoilenin.jpg




Pắc Bó là một huyện nhỏ thuộc xã Trung Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là di tích cách mạng nổi tiếng, có hang Cốc Bó được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài trở về để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.


Quần thể di tích này nối liền với thị xã Cao Bằng bằng con đường dài trên 45 km. Trên hành trình đến khu di tích, du khách có thể ghé thăm nơi an nghỉ của Anh hùng liệt sỹ Kim Đồng tọa lạc dưới chân dãy núi chạy dọc theo con đường vào Pắc Bó.
 
A

anhtuansc10

*Thác Bản Giốc

thacbangioc8723596.jpg


Bản Giốc là một thác nước cao hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, nằm ở địa phận xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Ngay từ xa du khách đã nghe thấy tiếng thác nước réo ào ào.
 
A

anhtuansc10

4.Hà Giang

*Cảnh sắc Ðồng Văn
images




Ðồng Văn (Hà Giang) được biết đến với trập trùng núi đá, khí trời ở độ cao chừng 1.000 m mát mẻ suốt mùa hè (ngày nóng nhất cũng chỉ 240C). Ở đây có "cổng trời" Thẩm Mã, dốc Chín Khoanh, núi non với thung lũng ruộng bậc thang.


Với khí hậu gần như ôn đới, Ðồng Văn mùa xuân bạt ngàn hoa đào, hoa mơ, hoa mận. Cuối xuân và suốt mùa hè, mùa thu là mùa của những trái ngon nổi tiếng. Rừng Ðồng Văn khá giàu các loài thực vật, không hiếm cây gỗ quý, lại nổi tiếng về các cây thuốc quí như tam thất, sinh địa, hồi, quế... Núi thì trập trùng vách dựng, vừa hiểm trở vừa kỳ vĩ, với không ít hang động trời sinh. Khi kinh tế du lịch vùng này mở mang, các hành trình du lịch được hoạch định và tu tạo thêm mạng đường sá cho thuận tiện, thì những chuyến "du lịch hoang sơ", "du lịch mạo hiểm" thăm rừng già, thăm hang động nguyên sơ sẽ hấp dẫn vô cùng.
 
A

anhtuansc10

*Chợ Tình Khâu Vai
chotinh-khauvai.gif





Chợ chỉ họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch tại xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc.


Truyện kể rằng, ngày xưa có một đôi trai gái thuộc hai bộ lạc yêu nhau. Người con gái rất xinh đẹp, bộ lạc của cô không muốn cô lấy chồng sang bộ lạc khác; còn bộ lạc bên chàng trai lại muốn cô về làm dâu bộ lạc của mình. Chính vì vậy mà hiềm khích giữa hai bộ lạc xảy ra. Mối thù của hai bộ lạc càng nhân lên khi tình yêu của họ càng thắm thiết. Một ngày kia, khi người con trai đang ngồi với người yêu của mình trên núi thì nhìn thấy cảnh tượng hai bộ lạc đang đánh nhau rất quyết liệt ở phía dưới. Họ biết tình yêu của họ là nguyên nhân chính. Để tránh đổ máu giữa hai bộ lạc, hai người đau đớn quyết định chia tay và hẹn sẽ gặp nhau mỗi năm một lần đúng vào ngày ấy. Địa điểm gặp nhau tại nơi họ vẫn thường hò hẹn - Khâu Vai. Dần sau đó, Khâu Vai trở thành nơi hò hẹn chung cho tất cả những người yêu nhau trong vùng
 
A

anhtuansc10

*Mùa xuân trên đỉnh Lũng Cú - Hà Giang
lungcu.jpg





Nếu bạn là người thích du lịch, ưa khám phá hãy làm một cuộc hành trình về cao nguyên đá Lũng Cú - Đồng Văn, đắm mình trong chốn thiên nhiên hùng vĩ, giữa những vách đá cao sừng sững được tô điểm bởi những nếp nhà sàn xinh xắn, những ô ruộng bậc thang đan xen chênh vênh sườn núi, thấp thoáng bóng các cô gái dân tộc Mông trong những bộ váy áo rực rỡ đang cần mẫn làm nương...
 
A

anhtuansc10

5.Hà tây
*Khu du lịch suối khoáng Tản Đà
1522563.5.jpg



Nếp nhà gỗ với mái ngói nhuốm màu thời gian, hàng cau vươn mình bên vườn rau thấp thoáng sau dậu mùng tơi xanh rờn cho bạn cảm giác thư giãn. Sải vài bước chân bạn có thể đến với những thú vui hiện đại như: bể bơi khoáng nóng, tắm bùn hay làm vài séc tennis, bida.
 
A

anhtuansc10

*Chùa Thầy
op07.jpg




Chùa Thầy còn được gọi là chùa Cả, tọa lạc ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội 30 km về phía Tây Nam


Chùa được xây dựng từ đời vua Lý Nhân Tông (1072-1128). Lúc đầu chùa chỉ là một thảo am nhỏ của thiền sư Từ Ðạo Hạnh. Chùa xây theo hình chữ "Tam" có ba lớp: Chùa Hạ, chùa Giữa, chùa Thượng. Lớp ngoài cùng là nơi tế lễ, lớp giữa thờ phật, lớp trong cùng thờ pháp sư Từ Ðạo Hạnh. Pho tượng Từ Ðạo Hạnh được tạc bằng gỗ bạch đàn lắp máy tự động có thể đứng lên ngồi xuống, được đặt trong khám sơn son thiếp vàng lộng lẫy, có rèm che huyền bí.

Trước chùa có hồ Long Trì, giữa hồ có nhà Thuỷ đình làm nơi diễn rối nước. Hai bên chùa có cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên do Hoàng Giáp Phùng Khắc Khoan xây năm 1602.
 
A

anhtuansc10

*Khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn
Bến Đục
images128493_BenDuc-ChuaHuong.gif

Hương Sơn là một quần thể những danh lam thắng cảnh và di tích nằm trên một dải núi chạy từ núi Hoàng Con trong dãy Hoàng Liên Sơn, vượt qua sông Đà, núi Ba Vì, qua Chương Mỹ xuống mãi Nho Quan - Ninh Bình. Trong cụm danh thắng Hương Sơn, bên cạnh các cảnh đẹp thiên tạo như suối Yến, động Hương Tích, động Tiên Sơn, động Tuyết Quynh, suối Giải Oan... còn rất nhiều các công trình kiến trúc nghệ thuật do bàn tay con người, qua các thời kỳ tạo nên, và đã trở thành những di tích lịch sử rất có giá trị như đền Trình, chùa Thiên Trù, đền Cửa Võng, Hương Sơn Tự...
 
A

anhtuansc10

6.Phú Thọ

*Đền Hùng
images1030255_2.jpg





Đền dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Phong Châu là đế đô của nước Văn Lang, từ năm 40.000 năm trước. Đấy là đất tổ của dân tộc Việt Nam.


Tương truyền, xa xưa, các vua Hùng lựa chọn nhiều nơi, cuối cùng mới tìm được thánh địa này để đóng đô. Nơi này ở phía trước có sông tụ hội, hai bên có núi chầu hầu. Bãi sông tiện lợi cho sinh hoạt nhân dân. Đất đai màu mỡ thích hợp việc cày cấy, trồng trọt. Đất gò đồi cao thuận lợi việc lập ấp mở làng.

Ngày nay, những dấu tích phát hiện được trong các đợt khai quật khảo cổ ở Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Làng Cả... cho thấy quanh vùng đất Phong Châu đều có tính chất tiêu biểu. Điều này chứng minh rằng đây là địa bàn sinh tụ của người Việt cổ thời Hùng Vương. Cuộc sống vật chất và tinh thần của con người ở đây đã đạt tới đỉnh cao văn minh lúc bấy giờ.

Theo sử cũ, sau khi định đô ở Phong Châu, các vua Hùng đã chọn núi Nghĩa Lĩnh làm nơi tế trời đất, chủ thần và tiên tổ. Với những cái tên được gọi qua nhiều thời điểm khác nhau như là: Hy Chương, Nghĩa Cương, Hùng Lĩnh, núi Hùng, núi Nghĩa Linh cao 175m, nằm trên địa phận thôn Cổ Tích. Cây cối ở đây um tùm, xung quanh là gò đồi nhấp nhô trùng điệp.

Tương truyền có tất cả 99 ngọn đồi vốn là 99 con voi có nghĩa phủ phục chầu núi Tổ, riêng có 1 con bất nghĩa, quay ngược lại bị chém đầu. Vì vậy, vùng này có một quả đồi có vết xẻ thành khe.

Du khách đi đến đền Hùng, từ Hà Nội qua Cổ Loa, Đông Anh, khu công nghiệp Việt Trì, khu mộ cổ Làng Cả, cầu Bạch Hạc là nhìn thấy núi Hùng, núi Trọc, núi Văn in hình trên nền trời. Sau đó, tới Ngã Ba Đền Hùng, du khách rời đường lớn, rẽ vào con đường đất đỏ như xẻ qua đồi, dưới rừng cây tỏa rợp bóng mát. Cổng đền Hùng hiện ra ở chân núi phía Tây, bên những gốc thông đại thụ cao vút.

Cổng xây theo kiểu tam quan, hai tầng, góc mái uốn cong. Bờ nóc có "lưỡng long chầu nhật". Cửa chính giữa cao rộng. Cách hai tường ngắn là hai cột trụ, đỉnh có đắp đèn lồng, con nghê. Phía trên cửa chính có 4 đại tự "CAO SƠN CẢNH HÀNG" có nghĩa là "NÚI CAO ĐƯỜNG LỚN".

Vào cảnh du khách phải trèo lên 255 bậc đá để đến Đền Hạ. Theo truyền thuyết, ở đây bà Âu Cơ đẻ bọc trăm trứng, nở thành trăm người con: 50 theo cha là Lạc Long quân xuôi về miền biển, 49 người theo mẹ lên núi, để lại 1 người làm vua nước Văn Lang. Đấy là vua Hùng thứ nhất.

Trong khu vực đền Hạ có chùa Thiên Quang. Trước cửa chùa là cây thiên tuế sống được 700 năm. Tại nơi này, vào ngày 19 tháng 8 năm 1954, bác Hồ nói chuyện với cán bộ và chiến sĩ sư đoàn 308 có nhiệm vụ tiếp quản thủ đô Hà Nội. Bác dặn: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ nước"

Từ Đền Hạ, qua nhà đặt bia xinh xắn, bên gốc đại thụ, đi xuống chân núi ở mặt Đông Nam khoảng vài chục bậc đá, du khách đến được Đền Giếng. Đây là nơi thờ hai vị công chúa là Tiên Dung và Ngọc Hoa, con gái vua Hùng thứ 18.

Trong đền có Giếng Ngọc. Tương truyền, hồi chưa hạ giá, hai công chúa vẫn còn ra đây soi bóng chải tóc. Bây giờ du khách hãy trở lại Đền Hạ, leo 168 bậc lên Đền Trung. Tương truyền đây là nơi các vua Hùng thường đến họp bàn việc nước với quần thần. Tiếp tục lên 102 bậc đá nữa, du khách đến được Đền Thượng, nơi các vua Hùng làm lễ tế Trời Đất. Thần Núi và Thần Lúa.

Đền có bức hoành phi lớn đề 4 đại tự "NAM QUỐC SƠN HÀ". Trước đền Thượng có một cột đá lớn, dựng trên bệ cao, khói hương ám đen kịt, được gọi là đá thề. Tương truyền đây là nơi vua Thục Phán đã nguyện xin đời đời tế tự các vua Hùng và giữ gìn cơ nghiệp họ Hùng truyền lại.

Phía bên đền Thượng, thấp hơn vài chục bậc lăng là vua Hùng, tượng trưng cho mộ tổ xây dựng vào đầu thế kỷ 20, kiến trúc giản dị đơn sơ. Toàn bộ khu di tích hiện nay bao gồm 4 đền 1 chùa, 1 lăng, đều được trùng tu hoặc xây thêm cách nay vào khoảng trăm năm.

Gần đây, những cuộc nghiên cứu khảo sát trên núi Hùng, nhiều di vật của kiến trúc cổ thời Lý Trần trở về trước như gạch ngói cổ, tháp đất nung, cột đá... Ngay cái cột đá được gọi là "đá thề" cũng là cột đền chùa miếu mạo vì trên thân cột còn thấy có lỗ đục để lắp xà..

Theo lời kể của các cụ già ở địa phương đền Trung có sớm nhất, do thôn Trẹo (tên nôm của làng Triệu Phú, có đông người họ Trẹo, nay đổi thành Triệu) xây dựng từ thời xa xưa để thờ các vua Hùng. Sau làng Trẹo đông dần, chia thành ba làng là: Triệu Phú, Cổ Tích, Vi Cương. Hai làng mới cũng lập đền thờ trên núi. Làng Cổ Tích dựng đền Thượng. Làng Vi Cương dựng đền Hạ. Triệu Phú là làng gốc vẫn trông nom thờ cúng đền Trung như cũ.

Ba bài vị thờ các thần núi có tên nôm na là núi Cả, núi Vặn, núi Trọc và tên chữ Hán là "Đột Ngột Cao Sơn", "Ất Sơn" (núi gần), "Viễn Sơn" (núi xa) đặt trong các đền. Vỏ trấu lớn bằng đá, về sau làm lại bằng gỗ thờ ở đền Thượng. Tảng đá "cối xay" đường kính trên 2m ở trên núi Trọc được chú ý bảo tồn. Những mảnh đá lớn kê hai bên bệ thờ ở đền Hạ là những dấu tích gợi nhớ những nghi thức thờ cùng nguyên thủy của cư dân thời Hùng Vương.

Quanh đền Hùng, một loại tên đất, tên xóm làng, còn vang vọng một thời! Xã Thậm Thình là nơi xã giã gạo cho vua. Kẻ Sủ, nơi làm việc cho các quan. Kẻ Đọi là chỗ rèn luyện quân sĩ. Kẻ Gát, nơi vua dựng lầu kén rể, v.v...

Khu vực Đền Hùng được bảo vệ, tôn tạo khá chu đáo. Đường đi được làm thêm vào thời gian gần đây; bậc đá lên đền được sửa lại; cây được trồng thêm. Ngoài ra, còn xây thêm khu công quán, đào hồ chứa nước Lạc Long Quân...

Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn xuống, du khách thấy phía xa xa là Ngã Ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông Hồng. Xưa kia, mênh mông như biển cả. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện... Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.
 
A

anhtuansc10

*Rừng và hang động Xuân Sơn - Phú Thọ
0522285.gif





Thuộc xã Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn, phía tây bắc tỉnh Phú Thọ.Hang động có các nhũ đá muôn hình kỳ lạ; rừng Xuân Sơn nhiều loài động thực vật quý hiếm, thay màu lá tới 4 lần trong ngày.


Đây là một quần thể hang động kỳ ảo, nằm sâu trong rừng cây bạt ngàn bí ẩn thuộc xã Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn, nằm về phía tây bắc của tỉnh Phú Thọ. Vào thăm hang động ở đây, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các nhũ đá rủ xuống thành muôn hình kỳ lạ.

Ðộng Tiên là một hang ngầm trong lòng núi đá cẩm thạch dài 10km. Trong hang có đường thông gió lên thẳng đỉnh núi, làm cho không khí trong lành mát dịu. Hồ nước có nhiều loài cá lạ hấp dẫn.

Rừng Xuân Sơn có nhiều loại cây lạ, trong một ngày thay đổi màu lá tới bốn lần. Rừng có nhiều loại động vật quý hiếm như cầy bay, sóc bay...
 
A

anhtuansc10

7.Hà Nội
*Đền Gióng
image014.jpg



Đền Gióng thuộc làng Gióng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) thờ Thánh Gióng người có công dẹp giặc Ân thời Hùng Vương.


Từ xa xưa, đền là một thảo am, đến thế kỷ XI, Lý Thái Tổ tôn tạo và xây dựng khang trang, kiến trúc "nội công, ngoại quốc" trên một thế đất đẹp có hồ bán nguyệt và thủy đình ở trước cổng. Bên trong có nhà tiên tế, đền chính và nhà giãi vũ. Trong đền còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý. Tượng Thánh Gióng cao 2m, có hàng trăm năm nay và các tác phẩm điêu khắc gỗ: rồng đá, ghế đá, giếng đá, liềm đá v.v... Đền Gióng được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa. lễ hội Gióng được tổ chức hàng năm vào ngày 9/4 Âm lịch.
 
Top Bottom