Câu hỏi : tại sao du lịch lại phát triển ở Đông Nam Bộ ?
Giúp mình với, cảm ơn nhiều nha
ĐNB có tiềm năng lớn để phát triển ngành du lịch. Về tự nhiên, Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long; là vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như ít thay đổi trong năm, các diễn biến thất thường về khí hậu quanh năm rất nhỏ, ít có thiên tai, không quá lạnh, ít ảnh hưởng của bão; là khu vực có các sông lớn và dài với mật độ phân bố tương đối thấp 0,5km/km2, có nhiều hồ lớn và hệ sinh thái rừng đa dạng…thuận lợi cho phát triển du lịch. ĐNB có chiều dài bờ biển gần 180km với thềm lục địa rộng trên 100.000 km2 có các bãi biển đẹp, nước trong tại Bà Rịa-Vũng Tàu; hệ sinh thái đất ngập mặt tại Cần Giờ… Tài nguyên du lịch sinh thái gắn liền với VQG, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn, các khu rừng ngập mặn như: Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Khu dữ trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận, hệ thống VQG làCát Tiên (Đồng Nai), VQG.Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), VQG.Bù Gia Mập (Bình Phước), VQG.Lò Gò – Xa Mát (Tây Ninh). Ngoài ra, cảnh quan núi có ý nghĩa đối với phát triển du lịch như: Núi Bà Đen (Tây Ninh), còn được công nhận là Quần thể di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng núi Bà; hồ Dầu Tiếng; hồ Trị An (Đồng Nai); … Về tài nguyên nhân văn, Đông Nam Bộ là vùng địa linh nhân kiệt, nôi của phong trào cách mạng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nên đã để lại rất nhiều tài nguyên di tích lịch sử, văn hóa cách mạng, trong đó nhiều di tích lịch sử được công nhận cấp quốc gia đặc biệt gồm: Khu di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh), di tích Dinh Độc Lập (TP.Hồ Chí Minh), di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), di tích lịch sử Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh (huyện Lộc Ninh, Bù Gia Mập – Bình Phước… Có hơn 100 loại di tích lịch sử – văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ, lễ hội. Ẩm thực vùng ĐNB được thể hiện qua các món ăn truyền thống như: bánh canh, báng tráng phơi sương Trảng Bàng (Tây Ninh); ẩm thực biển (Bà Rịa-Vũng Tàu); gỏi măng cụt Lái Thiêu, bánh bèo bì (Bình Dương), chè bưởi Tân Triều (Đồng Nai), rau rừng Bình Phước. Nghề thủ công truyền thống đang được phục vụ du lịch và thu hút khách là nghề gốm tại xã Tân Vạn, nghề dệt thổ cẩm Tài Lài; tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có nghề đúc đồng xã Anh Nhứt, rượu Hòa Long, bánh cuốn An Ngãi; tỉnh Bình Dương có làng nghề sơn mài Tân Bình Hiệp, nghề gốm Bình Dương; tỉnh Tây Ninh có làng nghề báng tráng phơi sương Trảng Bàng, nghề đồng… Không chỉ có vậy, hệ thống giao thông ngày càng được cải tiến.