động năng

L

lehanh_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Một búa máy có khối lượng M=400 kg thả rơi tự do từ độ cao 5m xuống đất đóng vào một cọc có khối lượng m=100kg trên mặt đất làm cọc lún xuống 5m. coi va chạm giữa búa và cọc là va chạm mềm.ch g=9.8 m/s2. tính lực càn coi như không đổi của đất


2. Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu Vo= 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí, g=10m/s2. ở độ cao nào thì thế năng bằng động năng? Bằng 4 lần động năng?
 
C

congratulation11

Bài 1:

Giả sử ban đầu đầu cọc ở độ cao $h'$, nhỉ!

Ngay trước khi chạm cọc, vận tốc của búa máy là:

$V=\sqrt{2g(h-h')}$

Vì chịu tác dụng của lực cản của đất nên:

$\Delta p=F.\Delta t$ (*)

Mà $\Delta p=0-MV=-MV=-400.\sqrt{2g(h-h')}$

Ngay khi va chạm mềm, vận tốc của hệ {búa; cọc} là: $V'=\frac{MV}{(m+M)}=\frac{400.\sqrt{2g(h-h')}}{500}=0,8\sqrt{2g(h-h')} \ \ (m/s)$

Gia tốc của hệ ngay sau va chạm:

$a=\frac{0^2-(0,8\sqrt{2g(h-h')})^2}{2.5}=-0,064.2g(h-h')=-1,28(h-h') \ \ (m/s^2)$

Thời gian cọc cđ đến khi dừng lại là: $\Delta t=\frac{0-0,8\sqrt{2g(h-h')}}{-1,28(h-h')}=0,625\sqrt{\frac{2g}{h-h'}} \ \ (s)$

Như vậy, thay $\Delta t$ và $\Delta p$ vừa tính được vào (*), ta tìm được lực cản của đất!
 
Last edited by a moderator:
S

saodo_3

1. Một búa máy có khối lượng M=400 kg thả rơi tự do từ độ cao 5m xuống đất đóng vào một cọc có khối lượng m=100kg trên mặt đất làm cọc lún xuống 5m. coi va chạm giữa búa và cọc là va chạm mềm.ch g=9.8 m/s2. tính lực càn coi như không đổi của đất

Anh thường làm thế này:

Xét khoảng thời gian rất ngắn khi búa va chạm vào đầu cọc, xem như bỏ qua ảnh hưởng của lực cản trong quá trình va chạm. Khi đó, động lượng được bảo toàn.

[TEX]M.v = (M+m)u[/TEX]

Với v là vận tốc của quả búa khi va vào đầu cọc.

[TEX]v = \sqrt[]{2gH_o}[/TEX] (Ho = 5m).

Ta tìm được [TEX]u = \frac{Mv}{M+m} = .......[/TEX] là vận tốc của cọc + búa khi bắt đầu đi vào đất. Sau khi đi được quãng đường S = 5 m thì vận tốc của nó bằng 0. Như vậy gia tốc trung bình là:

[TEX]u^2 = 2a.S \Rightarrow a = \frac{u^2}{2S}[/TEX]

Áp dụng định luật II cho hệ búa + cọc. (Vì hai vật gắn chặt vào nhau nên ta có thể coi như một hệ). Hợp lực tác dụng lên chúng bao gồm trọng lượng bản thân và lực cản của đất [TEX]N_c[/TEX].

[TEX]N_c - (M+m)g = (M+m)a \Rightarrow N_c = (M+m)(g+a)[/TEX]



*) Nếu [TEX]H_o = 0[/TEX] tức [TEX]a = 0[/TEX], khi đó lực cản [TEX]N_c = (M+m)g[/TEX].
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom