Sử 10 Đông Nam Á thời phong kiến

Thùylinh06

Học sinh
Thành viên
3 Tháng năm 2022
80
31
26
17
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Dựa vào những thành tựu văn hoá của khu vực Đông Nam Á. Chứng minh văn hoá Đông Nam Á “thống nhất trong đa dạng”.
*Giải thích cụm từ “thống nhất trong đa dạng”
- Nói văn hoá Đông Nam Á “thống nhất trong đa dạng” bởi vì mỗi dân tộc Đông Nam Á đều sáng tạo nên một nền văn hoá riêng, độc đáo nhưng trong đó vẫn biểu hiện cái cốt, cải bản chất của sự tương đồng khu vực.
- Xét về cội nguồn Đông Nam Á có những điểm chung tạo nên tính thống nhất của cả khu vực vì:
+ Cư dân ở đây lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế chính, trong canh tác cùng làm hệ thống thủy lợi.
+ Hầu hết các nước đều chịu ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc khá sâu sắc và toàn diện
=> Vì thế từ những truyện thần thoại đến lễ hội, từ phong tục tập quán đến âm nhạc nghệ thuật... đều ít nhiều có những nét tương đồng vì phản ánh đời sống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước lẫn ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc. Nhưng cũng phải khẳng định rằng tuy chịu ảnh hưởng nhưng mỗi quốc gia đã không bị mất đi tính cách riêng và độc đảo của mình
*Trình bày những thành tựu để chứng minh:
- Tín ngưỡng và tôn giáo:

+ Giai đoạn đầu cư dân Đông Nam Á tôn sùng tín ngưỡng nguyên thủy như thờ cúng tiên, thần sông, thần núi,
+ Tín ngưỡng phồn thực với các nghi thức cầu mùa cũng rất phát triển.
+ Thế kỉ đầu Công nguyên Hin du giáo truyền bá thịnh hành trong khu vực.
+ Thế kỉ XIII Phật giáo được truyền bá chiếm ưu thế ở nhiều nước...
- Văn tự và văn học:
+ Chữ Phạn của Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á rất sớm, song các dân tộc Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng trên cở sở chữ Phạn như chữ của người Chăm thế kỉ IV, chữ của người Khơme thế kỉ VII. Chữ viết ra đời là cả quá trình lao động sáng tạo công phu của các dân tộc
+ Văn học dân gian – nét đặc sắc riêng của văn hóa Đông Nam Á bất nguồn từ chính cuộc sống cần cù và quá trình đấu tranh của các dân tộc. Văn học viết hình thành muộn hơn chịu nhiều ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ. Cùng với quá trình hình thành quốc gia dân tộc, văn học viết dần trở về với văn học dân gian, "văn bản hoá" văn học dân gian.
- Kiến trúc và điêu khắc:
Khu di tích Mỹ Sơn – Việt Nam, Bôrobudua – Inđônêxia, Ăng Có Thom Ăng Co Vát – Campuchia đều chịu ảnh hương từ kiến trúc Ấn Độ nhưng vào mỗi nước lại mang những nét đặc trưng phù hợp với nếp sống của cư dân mỗi nước.
 
Top Bottom