Văn 9 đồng chí

thao ly nguyen

Học sinh chăm học
Thành viên
9 Tháng mười hai 2017
231
45
64
Hà Tĩnh
thcs la thanh thu

Trang Ran Mori

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng một 2018
1,518
2,051
351
Hà Nội
......
- Ý kiến của Nguyễn Đức Quyền
(…) Câu thơ hai chữ Đồng chí Gần như đứng giữa bài thơ, riết cái thân bài thơ thành một cái lưng ong, nửa trên là một mảng quy nạp (như thế này là đồng chí), nửa dưới là một diễn dịch (đồng chí còn là như thế này nữa) một kết cấu chính luận cho một bài thơ trữ tình lạ.
Chủ đề đồng chí lại hiện lên trong từng cấu truc ngôn ngữ, nghĩa là trong từng tế bào thơ. Tôi với anh khi thì xếp dọc:
"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá ".
Khi thì xếp ngang: "Anh với tôi đôi người xa lạ"
Khi thì điệp điệp (nét thẳng của ý chí và nét cong của tình cảm):
"Súng bên súng, đầu sát bên đầu"
Để đến đêm rét trùm chung một cái chăn thì nhập lại thành đồng chí. Và cái chăn đắp lại thì tâm sự mở ra. Họ soi vào nhau, "anh" hiểu "tôi"", tôi" hiểu đến nỗi lòng sâu kín của anh:
" Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay"
(…) Họ hiểu nhau đến chiều sâu như thế là để dựa vào nhau mà đi đến chiều cao này:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo "
Chung nhau một cái chăn là một cái chăn là một cặp đồng chí, nắm cả bàn tay và ấm cả đôi bàn chân là một cặp đồng chí. Đêm nay, rừng hoang sương muối “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” là một cặp đồng chí. Và lãng mạn thay, súng và trăng cũng là một cặp đồng chí:
" Đầu súng trăng treo "
Cặp đồng chí này nói về cặp đồng chí kia, nói được cái cụ thể và gợi đến cái vô cùng. Súng và trăng, cứng rắn và hiền dịu, súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ; súng và trăng là biểu hiện cao cả của tình đồng chí.
(Nguyễn Đức Quyền, Báo Văn nghệ số 30/1134 ngày 27/7/1985)​
- Ý kiến của Vũ Nho
“Những dòng thơ cuối cùng cũng như một tượng đài sừng sững cho tình cảm đồng chí thiêng liêng. Trên nền hùng vĩ thiên nhiên, cánh rừng trải rộng, bầu trời lồng lộng, người chiến sĩ đứng với khẩu súng và vầng trăng. Đây là những hình ảnh thực trong những đêm phục kích giặc của tác giả, nhưng chính tầm cao tư tưởng và lí tưởng chiến đấu của quân đội cách mạng đã tạo cho hình ảnh có một vẻ đẹp khái quát, tượng trưng”.
(Vũ Nho, Để cảm hiểu và thưởng thức những bài thơ ở lớp 8 và lớp 9, 1991)​

Chúc bạn học tốt :D
 
Top Bottom