Văn 9 Đồng Chí , Ánh Trăng

lò lựu đạn

Học sinh chăm học
Thành viên
3 Tháng mười 2018
396
152
86
25
Bình Định
thpt số 1 phù mỹ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Suy nghĩ của em về hình tượng con người đối diện với vầng trăng trong hai đoạn thơ sau:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo

(Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập 1,trang 129, NXB Giáo dục 2009)
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kế chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, Tập 1,trang 165, NXB Giáo Dục )
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Suy nghĩ của em về hình tượng con người đối diện với vầng trăng trong hai đoạn thơ sau:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
(Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập 1,trang 129, NXB Giáo dục 2009)
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kế chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, Tập 1,trang 165, NXB Giáo Dục )
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm hai bài thơ, hai đoạn thơ và hình tượng con người đối diện với vầng trăng
Thân bài:
1. Khái quát vài nét về hai tác giả, tác phẩm
- Đồng chí:
+ Chính Hữu: hoạt động trong suốt cả hai cuộc kháng chiến chống Mĩ và Pháp, tác phẩm hầu hết viết về người lính và chiến tranh
+ Thơ ông không nhiều nhưng có bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, trong đó có bài "đồng chí"
+ "Đồng chí" được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) và in trong tập "Đầu súng trăng treo"
- Ánh trăng:
+ Nguyễn Duy: thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trước cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
+ Thơ Nguyễn Duy giàu chất triết lý, thiên về chiều sâu nội tâm
+ Bài thơ "Ánh trăng" được sáng tác năm 1978 trong một đêm mất điện tại thành phố Hồ Chí Minh, ba năm sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng

2. Phân tích hình tượng con người đối diện với vầng trăng
a. Đồng chí - Chính Hữu
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo"

- Trong "Đồng chí", con người đối diện với vầng trăng ở nơi vô cùng khó khăn, gian khổ "rừng hoang sương muối". Con người ở đây là những chiến sĩ cùng nhau sát cánh kề vai chiến đấu. Tác giả sử dụng "rừng hoang", "sương muối" là từ ngữ, hình ảnh chân thực miêu tả khung cảnh chiến đấu của các anh chiến sĩ, mở ra cả một không gian và thời gian hoang vu, vắng vẻ, lạnh giá của đêm đông.
- Nhưng chính cái khắc nghiệt ấy, tình đồng chí của họ lại hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp. Cụm từ "đứng cạnh bên nhau" thay cho các đại từ nhân xưng "anh" - "tôi" như trước đó càng tô đậm sự kề vai sát cánh của những người lính.
- Động từ "chờ" là một từ ngữ đắt giá, chờ đợi trong tư thế chủ động chứ không bị động, sợ hãi. Động từ "chờ" còn làm nổi bật lên tinh thần trách nhiệm của những người lính trước giờ bước vào trận đánh. Trên cái nền hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên, những người lính phục kích chờ giặc tới, sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào, họ sát cánh bên nhau tạo nên một sức mạnh vô cùng như một bức tượng đài vững chắc trước kẻ thù.
- Hai câu thơ đầu đối nhau rất chỉnh giữa khung cảnh và toàn cảnh, khung cảnh thì lạnh giá nhưng toàn cảnh lại ấm áp tình người
- Câu thơ cuối "Đầu súng trăng treo", đây là hình ảnh độc đáo bất ngờ, là điểm nhấn của toàn bài. Hình ảnh này vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh lãng mạn. Trăng ngay trên đầu người lính, trong giây phút ấy trăng như người bạn tri kỉ, là đồng đội cùng những người lính nghiêm túc chiến đấu, bảo vệ hoà bình tổ quốc. Hình ảnh "súng" và "trăng" cũng đem tới nhiều sức gợi, súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ mộng, là chiến tranh và hoà bình.
- Trăng, ánh sáng của trăng còn gợi vẻ đẹp của tình đồng chí sáng trong, hình ảnh trăng xuất hiện khiến người lính quên đi cái khó khăn, khốc liệt, dù cho đi qua chiến tranh khói lửa nhưng tâm hồn họ vẫn luôn trong trẻo, lãng mạn.

b. Ánh trăng - Nguyễn Duy
"Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kế chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình."

- Trong hoàn cảnh mất điện, khi bật tung cửa sổ, nhà thơ lặng lẽ đối diện với vầng trăng trong tư thế lặng im có phần thành kính "Ngửa mặt lên nhìn mặt". Từ "mặt" đầu tiên là gương mặt của chủ thể trữ tình, từ "mặt" thứ hai thì lại mang đến nhiều nét nghĩa làm đa dạng ý thơ:
+ Nhà thơ đối diện với mặt trăng hay nói cách khác là hiện tại đối mặt với quá khứ, thủy chung đối mặt với bạc bẽo, vô tình
+ Đối diện với vầng trăng hay nhà thơ như đối diện với lương tâm chính mình để tự vấn và cảm thấy sự bội bạc của chính mình, ân hận về sự đổi thay của mình
- Cái nhìn ấy, người đối mặt với trăng, cuộc đối thoại không lời khiến nhà thơ rưng rưng tiếc nuối, kỉ niệm như tràn về cùng nỗi nhớ. Nhịp điệu câu thơ đầu thì chậm lại, kết hợp với một loạt điệp từ "như là" cùng nhịp thơ nhanh ở những câu thơ sau và các hình ảnh liệt kê "đồng, sông, bể, rừng" khiến nỗi nhớ như trào dâng, vỗ về như những đợt sóng
- Hình ảnh "trăng cứ tròn vành vạnh" là biểu tượng cho quá khứ vẹn nguyên nghĩa tình không thay đổi
- Ánh trăng còn được nhân hoá "im phăng phắc" gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung độ lượng của một người bạn, một nhân chứng nghĩa tình chung thủy. Cái nhìn ấy còn như đang nhắc nhở nhà thơ, đánh thức lương tâm mỗi người về lối sống ân nghĩa thủy chung.
- Và vì đối diện như thế, nhà thơ đã "giật mình" - cái giật mình của lương tâm, cái giật mình đáng trân trọng

3. Nhận xét
- Hai bài thơ do hai tác giả khác nhau sáng tác trong hai thời điểm khác nhau nhưng không cùng hẹn mà trong hai tác phẩm đều có chung hình ảnh ánh trăng thủy chung, nghĩa tình, trăng bầu bạn cùng con người
- Tuy vậy, mỗi người đều có hướng đi riêng, nếu "Đồng chí" của Chính Hữu, trăng gợi nhắc về vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam, thể hiện khát vọng hoà bình thì "Ánh trăng" của Nguyễn Duy lại nhắc nhở về vẻ đẹp trong truyền thống con người Việt Nam: uống nước nhớ nguồn.
=> Dù sao thì cả hai tác phẩm đều mang ý nghĩa sâu sắc, hình tượng con người đối diện với ánh trăng trong mỗi tác phẩm đều có nét riêng độc đáo, không phai mờ trong lòng người đọc

Kết bài: Tổng kết lại nội dung, nghệ thuật


P/s: Nếu còn thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ, bạn có thể hỏi thêm để được chúng mình giải đáp.
Chúc bạn học tốt
 
Last edited:
Top Bottom