Toán 8 đối xứng trục

Blacklead Gladys

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng sáu 2021
203
210
76
Hà Nội
thcs phú la
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi D và E lần lượt đối xứng với H qua
AB và AC.
1) Chứng minh A , D ,E thẳng hàng.
2) Chứng minh BC =BD +CE.
3) Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh tam giác MDE cân.

Bài 2. Cho tam giác ABC nhọn, đường cao AH, CF. Gọi D và E lần lượt đối xứng với H qua AB
và AC. K đối xứng với H qua phân giác của góc A
1) Chứng minh tam giác ADE cân.
2) Chứng minh AK vuông góc với EF
3) Chứng minh ba điểm D,F,E thẳng hàng
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Timeless time

iceghost

Cựu Mod Toán
Thành viên
TV BQT xuất sắc nhất 2016
20 Tháng chín 2013
5,018
7,484
941
TP Hồ Chí Minh
Đại học Bách Khoa TPHCM
1a) $\widehat{DAH} + \widehat{HAE} = 2 \widehat{BAH} + 2 \widehat{HAC} = 2 \widehat{ABC} = 180^\circ$.

b) $BC = BH + CH = BD + CE$

c) Bạn quan sát: $AM \perp DE$ theo tính chất đường trung bình trong hình thang, $AD = AE (= AH)$, do đó $\triangle{MDE}$ có $MA$ vừa là đường cao, vừa là đường trung tuyến nên cân tại $M$.


2a) $AD = AH = AE$

b) Ta sẽ chứng minh $AK$ là phân giác góc $\widehat{DAE}$.

Không mất tính tổng quát, giả sử $AB < AC$ (để hình vẽ đúng)

Kẻ tia phân giác trong $Ax$ của $\widehat{BAC}$.

$\widehat{DAK} = \widehat{DAH} + \widehat{HAK} = 2 \widehat{BAH} + 2 \widehat{HAx} = 2 \widehat{BAx}$

$\widehat{EAK} = \ldots = 2 \widehat{CAx}$

Vậy $\widehat{DAK} = \widehat{EAK}$ nên ta có đpcm.

c) Cách dễ hơn là mình cho $DE$ cắt $AB$ tại $F$, sau đó chứng minh $CF \perp AB$. Khi đó điểm $F$ ở đây trùng với điểm $F$ ở đầu đề nên có thể suy ra $D, F, E$ thẳng hàng.

Ở đây bạn cần biết hai định lý ở lớp 7:
  • Giao điểm hai đường phân giác ngoài nằm trên đường phân giác trong của đỉnh còn lại (chứng minh bằng khoảng cách đến cạnh)
  • Đường phân giác trong vuông góc đường phân giác ngoài của cùng một đỉnh (biến đổi góc)
Bạn có thể tự chứng minh lại, xem như bài tập nhé :D

Gọi $DE$ cắt $AB$ tại $I$.

Do $\widehat{AFD} = \widehat{AFH}$ và $\widehat{AIH} = \widehat{AIE}$ nên $FA$ và $IA$ là hai đường phân giác ngoài của $\triangle{HFI}$

Suy ra $HA$ là đường phân giác trong của $\triangle{HFI}$ (định lý về giao điểm 2 đường phân giác ngoài nằm trên đường phân giác trong)

Do $HB \perp HA$ nên $HC$ là đường phân giác ngoài của $\triangle{HFI}$.

Mà $IC$ cũng là đường phân giác ngoài nên $FC$ là đường phân giác trong

Do $FA$ là đường phân giác ngoài nên $FC \perp FA$, ta có đpcm

Nếu có thắc mắc gì, bạn có thể hỏi lại nhé :D Chúc bạn học tốt!

upload_2021-9-19_23-0-54.png
 
Top Bottom