@o0trangnhung_cunyeu0o: Anh bổ sung chút
Mỗi từ ở truyện Kiều đều có chứa một sức nặng, nặng cả về vọng âm và cảm xúc. Trong truyện kiều có nhiều đọan Nguyễn Du du đã dùng từ ngư rất khéo:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông.
Cái hay của từ lập loè. Trong cái kho tàng mênh mông đồ sộ bát ngát của từ điệu, âm diệu, ngữ điệu Việt Nam, có muốn vàn từ diễn tả ánh sáng: sáng lung linh, sáng huyền ảo, sáng lưng chừng, sáng rạng rỡ....nhưng có lẽ chỉ từ lập lòe lại gợi lên cái hình ảnh của một đốm lửa, đúng cả về âm điệu và ngữ điệu (lập loè cũng là tiếng ngọn lửa đang cháy), chớp sáng chớp tối, trong cả cái "đầu tường" và "dưới trăng" ta tháy tác giả đã cực thành công trong vịec gợi nên hình tuợng các đốm hoa đỏ và hắt lên thứ ánh sáng của ngọn lửa đang cháy, thấy cả cái hơi ấm mà câu thơ truyền lại.
Đó là một minh chứng cho cách sử dụng từ và gọt giũa câu chữ. Mỗi từ trong một bài viết không thể đặt tuỳ tiện, tiện đâu dặt đó. Nó phải qua một quá trình góp nhặt và ngẫm ngợi, xa hơn nữa, là một sự rèn luyện và thử thách ngay chính trong bản than người viết. Dùng từ nào cho đúng, từ nào cho hay ? Giữa một "bể quặng" bát ngát của muôn vàn từ ngữ, câu chữ nhà văn, nhà thơ phải lọc ra, tìm ra từ ngữ, vần điệu phù hợp nhát. mỗi câu chữ không chỉ là công cụ của một bài viết, nó phải là nguời truyền đạt lại cái 'thần" của cả một câu thơ, bài thơ (văn).
Huy Cận đã có những cau thơ rát hay:
Thuỳen về nước lại sầu trăm ngả
Nhưng câu sau dó đã xuất hiẹn rất nhièu bản nháp của nhà thơ:
Một cánh bèo tây lạc giữa dòng
...
Và cuối cùng là
Củi một cành khô lạc giữa dòng.
ta thấy được sự quan trọng của việc chọn từ ngữ, sai một từ cũng có thê làm cho câu thơ mất hay, hay mất hết cả ý nghĩa. Chẳng hạn câu thơ trên, củi một cành khô tạo ấn tượng về cái chết và sự cũ kỹ, một nỗi buồn trùng điẹp, giữa đấy lại loé lên cái màu xanh tươi của bèo tây, làm mát di mạch cảm xúc, nguồn thơ.
Dùng từ ngữ, đặt từ, đặt câu trong một bài văn đều phải dụng công, cẩn thận, mỗi từ ngữ không chỉ đơn giản là để cho ngưưoì đọc hiểu, mà phải điều khiển, phải đi được vào tâm hồn, vào trái tim người dọc, Hiểu sai một chữ cũng có thể làm mát cả ý nghĩa. Nhà thơ Nguyễn Bính sinh thời có câu:
Lấy thân làm bức thành đồng cho con
Sau đó lúc đem in bị lệch thành:
Lấy than làm bức thành đồng che con. nhà thơ không những không giận mà còn rất mừng bới vì chữ che được thay đấy, nó chủ động hơn, vững chắc hơn và có "thần" hẳn hơn chữ cho. Qua chuyện này ta mới nhận ra việc dùng chữ sao chu đúng, cho chuản khó và quan trọng đến nhuờng nào.
Đay là một vài dẫn chứng và mình cũng đã viết giùm bạn một số đoạn quan trọng. Chúc bạn làm bài tốt.