- 14 Tháng chín 2018
- 805
- 1,015
- 181
- 25
- Thừa Thiên Huế
- Đh sư phạm huế
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đối tượng của văn học
Văn học được bắt nguồn từ đời sống, phản ánh đời sống, bày tỏ một quan điểm, lập trường với đời sống. Chính vì thế mà văn học đã bén rễ vào trong đời sống của nhân loại và trở thành một phần không thể thiếu. Tuy nhiên văn học lại mang đặc trưng nghệ thuật mang tính thẩm mĩ về nội dung, đối tượng cũng như phương thức tồn tại khiến văn học trở thành một bộ phận độc đáo của văn nghệ. Bài viết này sẽ hướng đến phân tích những vấn đề khái quát về đối tượng văn học.Nhà dân chủ cách mạng Nga Séc-nư-sép-ski từng nói: “Phạm vi của nghệ thuật bao gồm tất cả những gì có trong hiện thực làm cho con người quan tâm, không phải là cái quan tâm của một học giả mà là cái quan tâm của người bình thường. Cái mọi người quan tâm trong đời sống là nội dung của nghệ thuật.” Văn học hướng tới chiếm lĩnh nhận thức toàn bộ hiện thực khách quan và đời sống xã hội. Song đối tượng chủ yếu của văn học là con người. Nếu các ngành khoa học tìm đến các sự vật hiện tượng để tìm ra bản chất, quy luật của nó thì nghệ thuật lại quan tâm và khám phá mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh. Đó là hình ảnh đất gắn liền với con đường đến trường, nước là nơi sinh hoạt hằng ngày và đất nước trở thành kết tinh của tinh cảm đôi lứa:
“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.”
Nước là nơi em tắm
Đất nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.”
“Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng
Nguyệt hoa, dưới nguyệt trong lòng xiết đau.”
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng
Nguyệt hoa, dưới nguyệt trong lòng xiết đau.”
Như vậy ta có thể thấy rõ rằng văn học phản ánh các quan hệ hiện thực mà trung tâm là con người xã hội. Văn học miêu tả thế giới trong tương quan với lí tưởng, khát vọng, tình cảm của con người. Văn học tái hiện vạn vật trong tinh toan vẹn, cảm tính sinh động.
Tài liệu tham khảo
1. Phương Lựu (chủ biên), Lí luận văn học (2001), NXB ĐHSP
2. Trần Đình Sử (chủ biên), Giáo trình lí luận văn học - tập 1, NXB ĐHSP
3. Lê Lưu Oanh (chủ biên), Giáo trình lí luận văn học (2008), NXB ĐHSP Hà Nội