Văn 10 Đọc hiểu

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,484
151
17
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai

(Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn)
1, Xác định nhân vật trữ tình
2, Nhận xét tâm trạng nhân vật trữ tình
3, Văn bản thể hiện tình cảm gì của người viết?

Bài 2:
Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn
Khách tục không ai bén mảng gần
Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan
(Cuối xuân tức sự - Nguyễn Trãi)
1, Xác định nhân vật trữ tình
2, Bài thơ giúp anh/chị cảm nhận được gì về hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật trữ tình?
3, Tác giả nhận ra xuân muộn qua những tín hiệu nào?
4, Cảm nhận nét đẹp hai câu thơ cuối bài
5, Gọi ra những tình cảm của tác giả dành cho quê hương, đất nước

Bài 3:
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách
Con đò gối bãi suốt ngày ngơi

(Bến đò xuân đầu trại - Nguyễn Trãi)
1, Xác định PTBĐ chính
2, Hệ thống hình ảnh miêu tả cảnh bến đò xuân đầu trại
3, Phân tích hiệu quả biện pháp so sánh trong câu thơ: "Cỏ xanh như khói bến xuân tươi"
4, Nhận xét về nét đặc sắc của bến đò xuân ở hai câu thơ cuối
5, Nhận xét bức tranh quê được hoạ trong bến đò
6, Gọi tên những tình cảm của người viết thể hiện trong bài thơ
 

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,484
151
17
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
Bài 1:
Ngồi giữ một mảnh thành con để chờ sáu cái cớ bại vong ấy, thật tiếc thay cho các ông! Cổ nhân có câu: "Nước xa không cứu được lửa gần". Dù có viện binh đến đây cũng không ích gì cho sự bại vong cả. Trước đây Phương Chính, Mã Kì chỉ chuyên làm những sự hà ngược, sinh linh lầm than, thiên hạ oán thán; nào đào mồ mả của làng ấp ta, nào bắt vợ con của dân ta, kẻ chết hàm oan, người sống bị khổ. Các ông là những người xét rõ sự cơ, hiểu sâu thời thế, vậy nên chém đầu Phương Chính, Mã Kì đem đến cửa quân dâng nộp. Như vậy trong thành sẽ khỏi nạn cá thịt, trong nước sẽ khỏi vạ đau thương, hòa hiếu lại thông, can qua xếp bỏ. Nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ sửa sang cầu cống, mua sắm tàu thuyền, thủy lục hai đường, tùy theo ý muốn; quân ra khỏi cõi, muôn phần bảo đảm được yên ổn, không lo ngại gì; nước ta lại phụng cống xưng thần, theo như lệ trước.

Nếu không nghe lời ta như vậy, thì nên sắm quân dàn trận, ra giao chiến giữa đồng bằng để quyết một trận thư hùng, đặng xem cái tài hơn kém, không nên ngồi rũ một xó hang cùng, bắt chước cái lối đàn bà mà mang cái nhục khăn yếm như thế!

1, Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: "Nếu muốn rút quân về nước ... theo lệ như trước."
2, Em đánh giá thế nào về kế sách dụ hàng của tác giả?

Bài 2:
Một năm một nhạt màu son phấn
Trượng phu còn thơ thẩn miền khơi
Xưa sao hình ảnh chẳng rời
Giờ sao nỡ để cách vời Sâm, Thương?
Chàng ruổi ngựa, dặm trường mây phủ
Thiếp rạo hài, lối cũ rêu in.

1, Xác định nhân vật trữ tình
2, Chỉ ra từ ngữ diễn tả không gian gắn liền với hình ảnh chinh phu
3, Nêu hiệu quả phép tu từ trong câu: "Xưa sao ... Sâm, Thương?"
4, Chỉ ra nội dung trong hai câu thơ: "Một năm ... miền khơi"
5, Nhận xét tâm trạng nhân vật trữ tình.

Bài 3:
Từ Đạt ở Khoái Châu, lên làm quan tại thành Đông Quan thuê nhà ở cạnh cầu Đồng Xuân, láng giềng với nhà quan Thiêm thư là Phùng Lập Ngôn. Phùng giàu mà Từ nghèo; Phùng xa hoa mà Từ tiết kiệm; Phùng chuộng dễ dãi mà Từ thì giữ lễ. Lễ thói hai nhà đại khái không giống nhau. Song cũng lấy lễ nghĩa mà chơi bời đi lại với nhau rất thân, coi nhau như anh em vậy.

Phùng có người con trai là Trọng Quỳ, Từ có người con gái là Nhị Khanh, gái sắc trai tài, tuổi cũng suýt soát. Hai người thường gặp nhau trong những bữa tiệc, mến vì tài, yêu vì sắc, cũng có ý muốn kết duyên Châu Trần. Cha mẹ đôi bên cũng vui lòng ưng cho, nhân chọn ngày mối lái, định kì cưới hỏi.

Nhị Khanh tuy hãy còn nhỏ, nhưng sau khi về nhà họ Phùng, khéo biết cư xử với họ hàng, rất hòa mục và thờ chồng rất cung thuận, người ta đều khen là người nội trợ hiền.

Trọng Quỳ lớn lên, dần sinh ra thói chơi bời lêu lổng; Nhị Khanh thường vẫn phải can ngăn. Chàng tuy không nghe nhưng cũng rất kính trọng. Năm chàng 20 tuổi, nhờ phụ ấm được bổ làm một chức ở phủ Kiến Hưng. Gặp khi vùng Nghệ An có giặc, triều đình xuống chiếu kén một viên quan giỏi bổ vào cai trị. Đình thần ghét Lập Ngôn tính hay nói thẳng, ý muốn làm hại, bèn hùa nhau tiến cử. Khi sắc đi phó nhậm, Phùng Lập Ngôn bảo Nhị Khanh rằng:
- Đường sá xa xăm, ta không muốn đem đàn bà con gái đi theo, vậy con nên tạm ở quê nhà. Đợi khi sông bằng nước phẳng, vợ chồng con cái sẽ lại cùng nhau tương kiến.

1, Việc Nhị Khanh ngăn Trọng Quỳ chơi bời lêu lổng thể hiện nàng là con người như thế nào?
2, Cách giới thiệu nhân vật ở đoạn đầu có đặc điểm gì?
3, Thông qua nhân vật Nhị Khanh, hãy nêu suy nghĩ của anh/chị về người phụ nữ Việt Nam.
 
Last edited:
Top Bottom