Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
MỘT BÀI HỌC
Cô bé rất lấy làm ngạc nhiên vì người cha không chịu vứt bỏ chiếc xe cũ trong garage nhà mình. Nhà họ rất giàu, có 2, 3 chiếc xe hơi đời mới. Thế mà chiếc xe cũ vẫn nằm đó qua bao nhiêu năm. Chiếc xe có chỗ móp ngay cửa trước. Một hôm cô bé hỏi cha mình:
– Ba ơi, tại sao ba không vứt chiếc xe cũ hay là bán nó đi hả ba? Người cha đáp :
– Con ơi, đó là một vật kỷ niệm và là một bài học cho ta.
– Một bài học? – cô bé thắc mắc.
– Ðúng vậy, này ta kể cho con nghe nhé. Một hôm từ khi con chưa sinh
ra đời, lúc đó ta vừa mua chiếc xe đời mới nhất này và làm một chuyến đi xa đầu tiên. Ta đang chạy trên đường thì bỗng nghe có vật gì đập mạnh vào cửa trước. Ta vội dừng xe và bước xuống kiểm tra. Ta thấy một móp ngay cửa trước và cách đó không xa có một cô bé trạc tuổi con bây giờ đang giơ tay vẫy bên đường. Cạnh cô có một chiếc xe lăn và một cô bé khác đang ngồi dưới đất. Ta giận vô cùng chạy về phía cô bé và thầm nghĩ: “Xem mày có chạy đằng trời”. Thế nhưng cô bé không có gì là có vẻ muốn chạy trốn. Khi ta đến gần, cô bé nói:
– Chú ơi! Xin chú tha lỗi cho cháu, xin chú đừng giận. Chính cháu đã ném viên sỏi vì có như thế chú mới dừng lại. Cháu buộc phải làm thế vì cháu ra dấu dừng xe đã 3 tiếng đồng hồ mà không ai dừng xe giúp cháu nâng em cháu lên xe lăn. Cháu yếu quá không nâng em nổi. Chúng cháu bị trượt té.
Ta ngẩn người ra và vội giúp cô bé nâng em nó lên đặt vào xe lăn.
(Trích trong Quà tặng cuộc sống)
Câu 1. Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính?
Câu 2. Chỉ ra thành phần biệt lập? Hai lời dẫn trực tiếp
Câu 3. Vì sao cô bé trong câu chuyện lại ném viên sỏi cửa xe của nhân vật người ba?
Câu 4. Xét theo cấu tạo thì câu văn sau thuộc kiểu câu gì? Phân tích cấu tạo ngữ pháp?
“Chính cháu đã ném viên sỏi vì có như thế chú mới dừng lại” Câu 5. Xác định 01 trường từ vựng có trong văn bản trên.
Câu 6. Người cha nói: “Đó là một vật kỷ niệm và là một bài học cho ta."
Vậy theo em, bài học mà người cha nhận được từ câu chuyện cũ là gì? Liên hệ bài học đó với bản thân em. (Viết đoạn văn 5-7 câu)
MỘT BÀI HỌC
Cô bé rất lấy làm ngạc nhiên vì người cha không chịu vứt bỏ chiếc xe cũ trong garage nhà mình. Nhà họ rất giàu, có 2, 3 chiếc xe hơi đời mới. Thế mà chiếc xe cũ vẫn nằm đó qua bao nhiêu năm. Chiếc xe có chỗ móp ngay cửa trước. Một hôm cô bé hỏi cha mình:
– Ba ơi, tại sao ba không vứt chiếc xe cũ hay là bán nó đi hả ba? Người cha đáp :
– Con ơi, đó là một vật kỷ niệm và là một bài học cho ta.
– Một bài học? – cô bé thắc mắc.
– Ðúng vậy, này ta kể cho con nghe nhé. Một hôm từ khi con chưa sinh
ra đời, lúc đó ta vừa mua chiếc xe đời mới nhất này và làm một chuyến đi xa đầu tiên. Ta đang chạy trên đường thì bỗng nghe có vật gì đập mạnh vào cửa trước. Ta vội dừng xe và bước xuống kiểm tra. Ta thấy một móp ngay cửa trước và cách đó không xa có một cô bé trạc tuổi con bây giờ đang giơ tay vẫy bên đường. Cạnh cô có một chiếc xe lăn và một cô bé khác đang ngồi dưới đất. Ta giận vô cùng chạy về phía cô bé và thầm nghĩ: “Xem mày có chạy đằng trời”. Thế nhưng cô bé không có gì là có vẻ muốn chạy trốn. Khi ta đến gần, cô bé nói:
– Chú ơi! Xin chú tha lỗi cho cháu, xin chú đừng giận. Chính cháu đã ném viên sỏi vì có như thế chú mới dừng lại. Cháu buộc phải làm thế vì cháu ra dấu dừng xe đã 3 tiếng đồng hồ mà không ai dừng xe giúp cháu nâng em cháu lên xe lăn. Cháu yếu quá không nâng em nổi. Chúng cháu bị trượt té.
Ta ngẩn người ra và vội giúp cô bé nâng em nó lên đặt vào xe lăn.
(Trích trong Quà tặng cuộc sống)
Câu 1. Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính?
Câu 2. Chỉ ra thành phần biệt lập? Hai lời dẫn trực tiếp
Câu 3. Vì sao cô bé trong câu chuyện lại ném viên sỏi cửa xe của nhân vật người ba?
Câu 4. Xét theo cấu tạo thì câu văn sau thuộc kiểu câu gì? Phân tích cấu tạo ngữ pháp?
“Chính cháu đã ném viên sỏi vì có như thế chú mới dừng lại” Câu 5. Xác định 01 trường từ vựng có trong văn bản trên.
Câu 6. Người cha nói: “Đó là một vật kỷ niệm và là một bài học cho ta."
Vậy theo em, bài học mà người cha nhận được từ câu chuyện cũ là gì? Liên hệ bài học đó với bản thân em. (Viết đoạn văn 5-7 câu)