Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Qua đèo Ba Dội (Hồ Xuân Hương)
Một đèo một đèo lại một đèo,
Khen ai khéo vẽ cảnh cheo leo.
Cửa son đỏ loét tùm bum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Lắt lẻo cành thông cơn gió lốc,
Đầm đìa lá liễu hạt sương gieo.
Hiền nhân quân tử ai là chẳng,
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo
(Trích Văn đàn bảo giám, Trần Trung Viên, NXB Văn học, 2004, tr.98)
Chú thích: Đèo Ba Dội hay còn gọi là đèo Tam Điệp là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình Và Thanh Hoá gồm ba dốc cao nối tiếp nhau. Đèo có một cái cổng giống như cổng thành sơn màu đỏ. Lâu năm cây cỏ mọc um tùm trên nóc làm tăng vẻ cổ kính . Trên con đường thiên lý từ Bắc vào Trung, lữ khách phải bắt buộc qua đèo Ba Dội vì không có con đường nào khác. Từ miêu tả hình ảnh thực HXH có sự kiên tưởng đến con đuòng công danh mà các hiền nhân quân tử ngày đó theo đuổi .
Câu 1: Chỉ ra 2 phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 2: Hiệu quả của phép điệp trong câu thơ: "Một đèo một đèo lại một đèo" là gì ?
Câu 3: Cảnh đèo Ba Dội được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 4: Tâm sự của tác giả trong hai câu thơ: "Hiền nhân quân tử ai là chẳng/ Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo" gợi cho anh chị suy nghĩ gì?
Một đèo một đèo lại một đèo,
Khen ai khéo vẽ cảnh cheo leo.
Cửa son đỏ loét tùm bum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Lắt lẻo cành thông cơn gió lốc,
Đầm đìa lá liễu hạt sương gieo.
Hiền nhân quân tử ai là chẳng,
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo
(Trích Văn đàn bảo giám, Trần Trung Viên, NXB Văn học, 2004, tr.98)
Chú thích: Đèo Ba Dội hay còn gọi là đèo Tam Điệp là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình Và Thanh Hoá gồm ba dốc cao nối tiếp nhau. Đèo có một cái cổng giống như cổng thành sơn màu đỏ. Lâu năm cây cỏ mọc um tùm trên nóc làm tăng vẻ cổ kính . Trên con đường thiên lý từ Bắc vào Trung, lữ khách phải bắt buộc qua đèo Ba Dội vì không có con đường nào khác. Từ miêu tả hình ảnh thực HXH có sự kiên tưởng đến con đuòng công danh mà các hiền nhân quân tử ngày đó theo đuổi .
Câu 1: Chỉ ra 2 phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 2: Hiệu quả của phép điệp trong câu thơ: "Một đèo một đèo lại một đèo" là gì ?
Câu 3: Cảnh đèo Ba Dội được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 4: Tâm sự của tác giả trong hai câu thơ: "Hiền nhân quân tử ai là chẳng/ Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo" gợi cho anh chị suy nghĩ gì?