Văn 12 Mũi Cà Mau- Xuân Diệu

kim luyến2212

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng hai 2019
50
13
11
12
Thái Nguyên
THPT Trại Cau
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài tập 1:
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn,
Đứng lại; và chân người bước đến.
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.
Trùng điệp một màu xanh lá đước.
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
(Mũi Cà Mau - Xuân Diệu, 10-1960)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là từ loại gì? Chúng góp phần tăng hiệu quả diễn đạt
nội dung của văn bản trên như thế nào?
Câu 3. Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của
chúng.
Câu 4. Văn bản trên gợi cho anh/ chị cảm xúc gì đối với quê hương, Tổ quốc? (nêu cảm
nhận ngắn gọn trong 4 - 6 dòng)


Bài tập 2:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
“Hãy dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật xung quanh mình,
đang diễn ra hàng ngày…, để chúng đừng đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang
mạng. Hãy làm sao để chúng nói chuyện, trao đổi, tâm sự… nhiều hơn với người thân trong
gia đình chứ đừng suốt ngày đuổi theo những ảo ảnh trên mạng.
Trong tình hình hiện nay các mạng xã hội trên Internet mang lại nhiều nguy hiểm cho
con trẻ chúng ta… Xin các vị hãy quan tâm điều này nhiều hơn, đã có rất nhiều trẻ em trở
thành hư đốn, thậm chí phạm pháp vì quá mê say với thế giới ảo”.
(Trích thư của PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội
- gửi đến các phụ huynh nhân dịp đầu năm học mới 2013, 5/9/2013)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản
Câu 2. Những từ ngữ nào nói lên sự gắn bó giữa con cái với cha mẹ trong lời tâm sự của
PGS Văn Như Cương ?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Hãy dạy con cái mình sống nhiều
hơn với các thế giới có thật xung quanh mình, đang diễn ra hàng ngày…, để chúng đừng
đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng.
Câu 4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Vì sao chọn thộng điệp đó?
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Bài tập 1:
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn,
Đứng lại; và chân người bước đến.
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.
Trùng điệp một màu xanh lá đước.
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
(Mũi Cà Mau - Xuân Diệu, 10-1960)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là từ loại gì? Chúng góp phần tăng hiệu quả diễn đạt
nội dung của văn bản trên như thế nào?
Câu 3. Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của
chúng.
Câu 4. Văn bản trên gợi cho anh/ chị cảm xúc gì đối với quê hương, Tổ quốc? (nêu cảm
nhận ngắn gọn trong 4 - 6 dòng)


Bài tập 2:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
“Hãy dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật xung quanh mình,
đang diễn ra hàng ngày…, để chúng đừng đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang
mạng. Hãy làm sao để chúng nói chuyện, trao đổi, tâm sự… nhiều hơn với người thân trong
gia đình chứ đừng suốt ngày đuổi theo những ảo ảnh trên mạng.
Trong tình hình hiện nay các mạng xã hội trên Internet mang lại nhiều nguy hiểm cho
con trẻ chúng ta… Xin các vị hãy quan tâm điều này nhiều hơn, đã có rất nhiều trẻ em trở
thành hư đốn, thậm chí phạm pháp vì quá mê say với thế giới ảo”.
(Trích thư của PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội
- gửi đến các phụ huynh nhân dịp đầu năm học mới 2013, 5/9/2013)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản
Câu 2. Những từ ngữ nào nói lên sự gắn bó giữa con cái với cha mẹ trong lời tâm sự của
PGS Văn Như Cương ?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Hãy dạy con cái mình sống nhiều
hơn với các thế giới có thật xung quanh mình, đang diễn ra hàng ngày…, để chúng đừng
đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng.
Câu 4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Vì sao chọn thộng điệp đó?
Bài 1
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Câu 2:
- Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là số từ
- Các số từ trên đều là những từ chỉ số nhiều, tăng tiến từ nhỏ tới lớn, ban đầu chỉ là trăm, dần dần lên vạn, ngàn rồi nghìn. Nó góp phần làm cho không gian trở nên rộng lớn hơn, nhờ đó khiến cho thiên nhiên trở nên kì vĩ, đồng thời nhấn mạnh thêm tình yêu đối với Tổ quốc. Do vậy, chúng góp phần tăng hiệu quả diễn đạt cho đoạn văn
Câu 3:
- Các dạng của phép điệp: điệp vòng, điệp cấu trúc
- Tác dụng: giúp cho đoạn văn giàu tính nhạc, có nhịp điệu, hình ảnh thêm sinh động, hấp dẫn, nhờ đó góp phần làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên nơi mũi Cà Mau cũng như của Tổ quốc Việt Nam; đồng thời gợi lên sự yêu mến, tự hào trong lòng mỗi người
Câu 4: (mình đưa ý nhé)
- Văn bản trên gợi cảm xúc yêu mến, trân trọng đối với quê hương, Tổ quốc
- Gợi niềm tự hào
- Khiến ta thêm nỗ lực, quyết tâm làm đẹp cho quê hương, bảo vệ và gìn giữ những vẻ đẹp vốn có

Bài 2
Câu 1:
- Phong cách ngôn ngữ của văn bản: nghệ thuật
Câu 2:
- Những từ ngữ nói lên sự gắn bó giữa con cái với cha mẹ trong lời tâm sự của PGS Văn Như Cương: dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật xung quanh mình, đang diễn ra hàng ngày, chúng nói chuyện, trao đổi, tâm sự… nhiều hơn với người thân trong gia đình
Câu 3:
- Trong câu: "Hãy dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật xung quanh mình, đang diễn ra hàng ngày…, để chúng đừng đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng" đã sử dụng phép ẩn dụ "đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên mạng" để chỉ hành động ham mê thế giới mạng internet quá mức
- Tác dụng: Làm cho đoạn văn giàu giá trị biểu đạt hơn, hình ảnh bóng bẩy, sinh động, hấp dẫn; qua đó làm nổi bật thực trạng nghiện mạng xã hội đáng quan ngại
Câu 4:
- Thông điệp tâm đắc nhất: (có thể chọn 1 trong số những ý sau và đưa ra lời giải thích hợp lí)
+ Con người cần thoát ra khỏi sự ham mê quá mức với thế giới ảo
+ Gia đình cần hoà hợp, gần gũi nhau hơn
+ Con người nên cân bằng thời gian cho thế giới thực và ảo
- Lí giải: (gợi ý thôi nhé)
+ Thế giới ảo nghĩa là không có thực, mặc dù vậy, nó vẫn khiến con người vui thích và không dễ gì thoát ra được. Nếu quá đắm chìm vào thế giới ảo, con người sẽ mất đi nhiều thứ quan trọng như: thời gian, sức khoẻ, tiền bạc....
+ Gia đình là gốc rễ của xã hội, cộng đồng. Một gia đình tốt sẽ khiến xã hội thêm tốt đẹp, văn minh. Vì vậy, mỗi gia đình cần phải có sự gắn kết giữa các thành viên, chung sống hoà hợp và gần gũi. Nếu mỗi thành viên chỉ quan tâm tới thế giới ảo của riêng mình thì sẽ mất đi sự ấm cúng, hạnh phúc đáng có....
 
  • Like
Reactions: Junery N
Top Bottom