Ngày nay, khi công nghệ và khoa học đã dần tiến bộ, con người chúng ta thường sử dụng máy móc và đồ dùng hiện đại để nâng cao đời sống con người. Cái tay nhựa để gãi lưng và cái nắm đấm bằng dạ trong đoạn văn là hai thứ đồ dùng rất hiện đại trong gia đình, thường dành cho những người cao tuổi sử dụng. Trong những hoàn cảnh thiếu vắng con cháu, hai đồ dùng này rất tiện lợi đối với ông bà của chúng ta, khi họ đã về già và sức khỏe yếu. Đoạn văn trên không phải đả phá hai thứ đồ dùng này, mà tác giả muốn thông qua câu chuyện/đoạn văn này để nhắc nhở, giáo dục chúng ta hãy quan tâm và chăm sóc ông bà của chính chúng ta nhiều hơn. Nhưng đồ dùng đó tuy tốt nhưng nó không thể thay thế, không thể nào bằng con người được. Như lời người mẹ đã nói với nhân vật bé Tú ''Những thứ đồ nhựa, đồ da ấy không có hơi người lạnh lẽ lắm!". Và quả đúng như thế. Từ khi có những thứ đồ đó, Tú ít quan tâm ông hẳn, em hạn chế trong việc sóc ông; ông nhờ thì thoái thác. Vì vậy, trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ này, ta phải biết cư xử sao cho khéo léo : không nên có cái này mà loại bỏ cái kia,phải làm sao cho mọi thứ hài hòa. Hãy nghĩ mà xem, tuổi già vui sướng làm sao khi nghe những lời ngây thơ, hồn nhiên mà đầy tình thương của cháu ''Ông ơi, ông ngứa đi để cháu gãi cho ông; ngứa râu trước,ông nhé. Gãi râu thích hơn gãi lưng.'' Và chính chúng ta cũng thấy rất cảm động khi ''Ông cười khà khà, gãi gãi lên mái tóc xanh mượt của cháu.'' Qua đoạn văn trên, tác giả không chỉ ca ngợi tình cảm ông cháu mà còn nhắc nhở chúng ta phải biết cử xử và quan tâm như thế nào đến mọi người trong gia đình.
P/s : Hình như trong chỗ chép lại đoạn văn có chỗ sai chính tả hay sao ấy, ví dụ như ''tóc xanh mướt'' :v Thấy kì kì.Mấy chỗ trong ngawocj kép mình trích lại làm phiền bạn kiểm tra rồi :v Còn câu mở rộng có rồi, bạn tự làm nhé!