Tâm sự (Đọc báo)Giáo viên Văn nói về chuyện dạy thêm

ohyeah97

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
6 Tháng mười 2014
2,199
2,927
578
Hà Nội
Trường học con cá :V
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tôi nhớ hồi đó bản thân cũng bon chen và được bạn bè giới thiệu nên cũng có vài suất dạy kèm lai rai, tôi chỉ được dạy kèm tại nhà các em học sinh thôi, một tháng cũng thu nhập thêm vài trăm ngàn đến một triệu đồng để trang trải thêm cho cuộc sống. Đó cũng chính phao cứu cánh cho những sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường Sư phạm cũng như giáo viên mới ra trường công tác ở vùng nông thôn như chúng tôi.
Có thể nói rằng, thời buổi lúc đó, khi phong trào học thêm - dạy thêm chưa bị cấm, thi việc tìm một đến hai suất để dạy kèm tại nhà không khó (chúng tôi không thích tìm qua trung tâm gia sư vì tháng đầu tiên, họ trích tiền hoa hồng rất nhiều). Và đối với tôi, khi đã nhận dạy kèm tại nhà như thế, bản thân người dạy luôn chịu áp lực rất nhiều, chúng tôi dạy đúng thời gian thỏa thuận, từ 1,5 tiếng đến 2 tiếng trong một buổi dạy, tuần dạy từ 2 đến 3 buổi tùy lương thỏa thuận.
Điều mà chúng tôi quan tâm, lo lắng đó là về điểm số đối với học sinh. Với tôi, sau một đến hai tháng điểm số không tiến bộ, thì bản thân tự nghỉ, nên tự nhủ lòng cần cố gắng hết sức. Và tôi thấy rằng, việc này đáng chấp nhận như vậy, vì khi phụ huynh bỏ thời gian, tiền bạc và bản thân họ không cho con đi học thêm đại trà, chấp nhận bỏ một khoản tiền nhiều hơn so với học thêm thì họ có quyền đòi hỏi, Người dạy cần đáp ứng yêu cầu trên và mặc nhiên xem đó là quy tắc mặc cho dù chẳng có hợp đồng nào được kí kết trên giấy. Tôi có thể đếm trên đầu ngón tay những học sinh mà tôi kèm liên tục 4 năm cấp hai. Tôi thấy rằng, việc này hoàn toàn chân chính, vì “gia sư tại nhà” có thể đầu tư một lượng chất xám và thời gian đáng kể.
Nhưng, câu chuyện không êm xuôi ở đó, một thời gian dài, phong trào cấm dạy thêm - học thêm nổ ra, các giáo viên đứng lớp (đa phần các môn chính), họ kéo các em về học ở trung tâm để dễ quản lí và dễ nộp thuế thì “nạn nhân” đầu tiên là các em học sinh, có những em học sinh vừa học kèm Văn ở nhà, vừa phải đi học ở cô giáo đang dạy mỉnh trên lớp.
Tôi nghe phụ huynh tâm sự: “Em à, thời gian này, con bé phải học thêm các môn ở các trung tâm nữa, con học nhiều quá, học thêm mà như chạy xô không bằng”, những người dạy kèm tại gia chúng tôi lo lắng. Với những gia đình giàu có, ngoài cho con đi học vói cô đang dạy ở trên lớp nhằm để đối phó, họ có thể cho con học kèm để có chất lượng thực sự, nếu phụ huynh nào không đủ khả năng, buộc lòng họ phải cho con nghỉ học kèm tại nhà để con được yên thân.
Tôi từng nghe những câu chuyên nhỏ của các em học sinh mà lòng buồn rười rượi: Ở lớp học, những bạn nào không đi học thêm cô, buổi học nào cô cũng gọi lên kiểm tra bài cũ, có bạn một tuần cô gọi đến ba lần, dù thuộc bài hay không thuộc vẫn nhận ba “trứng ngỗng” như thường. Những bạn đi học thêm với cô, cô luôn cho biết đề kiểm tra mười lăm phút, hay một tiết trước nên các bạn ấy đa phần điểm rất cao…
Có câu chuyện khác mà tôi nghe một phụ huynh kể: Con chị này (đang học cấp 2) không có điều kiện đi học thêm tại nhà thầy, đến tiết dạy, thấy cứ cầm cây thước gõ nhẹ vào tay và bảo rằng trò này học môn thầy còn yếu lắm nhé, thế là cô học sinh đó ngày nào cũng bị nhắc nhở, về nhà than thở với mẹ, mẹ đành cho đi học thêm ở nhà thầy, giờ đến nhà thầy lúc nào cũng thấy nườm nượp học trò ra vào.
Thời gian gần đây khi ngành Giáo dục kiểm soát phong trào dạy thêm - học thêm thì những giáo viên vùng nông thôn như chúng tôi muốn kiếm cho mình một suất dạy kèm để trang trải cuộc sống xem ra “không có cửa” nữa. Vì tất cả các em học sinh đa phần đều được “địu” về trung tâm để giáo viên dạy dễ quản lí.
Công việc gì cũng cần người làm có cái tâm, cái tâm tốt ắt hẳn sẽ dẫn đến hành động tốt. Mong rằng giáo dục sẽ có những người thầy, người cô chân chính để giáo dục đúng nghĩa là nghề “trồng người”.
 

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
Thật đúng quá đi, nhưng ở chỗ em phong trào dạy, học thêm vẫn diễn ra bình thường, cho đến khi nào có thanh tra về thì cho học sinh nghĩ. Trước em cũng nghĩ học thêm làm gì, nếu chú ý nghe giảng thì hiểu bài thôi, với lúc đó em còn nghĩ vấn đề nóng "thiên vị" của thầy cô " Đi học là con thầy cô, không đi học thì người dưng nước lã". Nhưng sau này mỗi lớn, bản thân em cũng phải học thêm, lí do kiến thức quá nặng, đặc biệt Tiếng Anh, với lại nhìn nhận lại vấn đề, không phải ai cũng tạo ra cái tiêu cực đó, chỉ một số giáo viên thôi, bản thân mẹ em là giáo viên cấp 2 , mẹ em vẫn công bằng với học sinh đi hỗc thêm mẹ và các học sinh khác, mẹ bảo một câu " Các con chú ý trên lớp cũng không cần học thêm, đi học thêm ai cũng được chỉ cần kiến thức đúng. Các bạn đi học thêm và không đi học thêm khác nhau ở chỗ, các bạn đi học thêm được làm 1 dạng bài 3,4 lần, luyện tập nhiều hơn trong khi trên lớp không đủ thời gian, cùng dạng bài đó nhưng cô chỉ cho làm 1-2 lần. Các bạn học thêm chỉ có kĩ năng hơn thôi". Và em nhận thấy, nhiều giảo viên cũng như mẹ em công tâm, công bằng, kể cả con cũng không bao giờ biết đề , nói chi học sinh học thêm. Em trân quý điều đó. Và em nghĩ học thêm là 1 cái lới nhiều hơn.
Đối với giáo viên dạy thêm, nhữn giáo viên chỉ dạy thu tiền, đi thì đi, nghỉ cũng thu tiền, không nghĩ đến chất lượng. Nếu con cái họ cũng đi học như vậy, suy nghĩ của họ thế nào? Nhưng có những giáo viên danh nghĩa dạy tuần 2 buổi, nhưng tăng 1 buổi cho học sinh và không lấy tiền buổi tăng, học sinh nghỉ nhiều thì cho nghỉ hẳn, không quá coi trọng đồng tiền.

Vì thế cũng mong bộ giáo dục xem xét.
 
  • Like
Reactions: ohyeah97

ohyeah97

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
6 Tháng mười 2014
2,199
2,927
578
Hà Nội
Trường học con cá :V
Thật đúng quá đi, nhưng ở chỗ em phong trào dạy, học thêm vẫn diễn ra bình thường, cho đến khi nào có thanh tra về thì cho học sinh nghĩ. Trước em cũng nghĩ học thêm làm gì, nếu chú ý nghe giảng thì hiểu bài thôi, với lúc đó em còn nghĩ vấn đề nóng "thiên vị" của thầy cô " Đi học là con thầy cô, không đi học thì người dưng nước lã". Nhưng sau này mỗi lớn, bản thân em cũng phải học thêm, lí do kiến thức quá nặng, đặc biệt Tiếng Anh, với lại nhìn nhận lại vấn đề, không phải ai cũng tạo ra cái tiêu cực đó, chỉ một số giáo viên thôi, bản thân mẹ em là giáo viên cấp 2 , mẹ em vẫn công bằng với học sinh đi hỗc thêm mẹ và các học sinh khác, mẹ bảo một câu " Các con chú ý trên lớp cũng không cần học thêm, đi học thêm ai cũng được chỉ cần kiến thức đúng. Các bạn đi học thêm và không đi học thêm khác nhau ở chỗ, các bạn đi học thêm được làm 1 dạng bài 3,4 lần, luyện tập nhiều hơn trong khi trên lớp không đủ thời gian, cùng dạng bài đó nhưng cô chỉ cho làm 1-2 lần. Các bạn học thêm chỉ có kĩ năng hơn thôi". Và em nhận thấy, nhiều giảo viên cũng như mẹ em công tâm, công bằng, kể cả con cũng không bao giờ biết đề , nói chi học sinh học thêm. Em trân quý điều đó. Và em nghĩ học thêm là 1 cái lới nhiều hơn.
Đối với giáo viên dạy thêm, nhữn giáo viên chỉ dạy thu tiền, đi thì đi, nghỉ cũng thu tiền, không nghĩ đến chất lượng. Nếu con cái họ cũng đi học như vậy, suy nghĩ của họ thế nào? Nhưng có những giáo viên danh nghĩa dạy tuần 2 buổi, nhưng tăng 1 buổi cho học sinh và không lấy tiền buổi tăng, học sinh nghỉ nhiều thì cho nghỉ hẳn, không quá coi trọng đồng tiền.

Vì thế cũng mong bộ giáo dục xem xét.
vốn giáo viên đi dạy thêm là vì đây là hình thức thu nhập chốn thuế
mới cả nhiều khi đi học thêm nhiều còn học kém hơn
vì những bài không hiểu có thể học ở nhà và học cả môn khác nữa
nhiều khi học hiểu bài này rồi mà cô cứ giảng đi giảng lại,có phần chưa hiểu thì cô lại không giảng
còn những giáo viên không coi trọng đồng tiền đa số đều là những giáo viên có tâm,coi trọng kiến thức
 

Tree B

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng chín 2017
727
1,021
154
21
Hà Nội
STNA
vốn giáo viên đi dạy thêm là vì đây là hình thức thu nhập chốn thuế
mới cả nhiều khi đi học thêm nhiều còn học kém hơn
vì những bài không hiểu có thể học ở nhà và học cả môn khác nữa
nhiều khi học hiểu bài này rồi mà cô cứ giảng đi giảng lại,có phần chưa hiểu thì cô lại không giảng
còn những giáo viên không coi trọng đồng tiền đa số đều là những giáo viên có tâm,coi trọng kiến thức
Giáo viên trường mình dạy tốt mà còn có tâm nữa! Đứa nào các cô thấy ệ quá là bắt ở lại buổi chiều kèm riêng miễn phí. Mà trình độ của các thầy cô, tự thuê kèm riêng thế bình thường một buổi xác định tốn 1 triệu là ít! Các cô dạy giỏi mà hiểu biết xã hội nhiều, quan hệ rộng, văn hóa mọi thứ phần lớn đều tốt.. Và nói thực mình chưa bao giờ có bất cứ ý kiến nào về giáo viên trường cấp 2 của mình hết á. Nên là chia tay rồi nhưng ngày 20/11 năm nào cựu học sinh cũng là thành phần chính quay về và tinh thần của họ còn kinh khủng hơn cả học sinh đang học. Bạn mà lên Youtube xem mấy cái hoạt động ngày này của trường mình là thấy, tất cả học sinh đều yêu và tự hào về trường
Nhưng trường cấp 1 của mình thì chẳng để lại ấn tượng gì tốt đẹp cả. Và mình cũng chả bao giờ học thêm tý nào mấy cô đấy nên họ ghét mình. Dù hơi hỗn nhưng đúng là giáo viên trình độ thấp thì nhiều cái khác cũng tỷ lệ thuận. Mình vẫn nhớ vụ bà cô chủ nhiệm lớp 4 xếp mình cuối top 3 trên 4 top. Ok, con không quan tâm. Cô xếp con bét lớp cũng được. Thì đến khi thi vào cấp 2 chuyên, cả lớp cũng chỉ có mình con đỗ. Và thành tích của con không có lấy 1% nào công sức của cô đâu.
 
Top Bottom