Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
TTO - Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2018-2019 sẽ không như các năm trước, vậy giáo viên sẽ dạy ra sao và học sinh học như thế nào?
Niềm vui của thí sinh sau khi thi xong môn văn, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2017 tại hội đồng thi Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
>> Những thay đổi quan trọng trong đề thi tuyển sinh lớp 10 TP.HCM
Tuổi Trẻ đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Văn Hiếu, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, về vấn đề này.
* Để đáp ứng được yêu cầu của kỳ thi tuyển sinh lớp 10, giáo viên và học sinh phải đổi mới cách dạy, học ra sao?
- Giáo viên, học sinh cứ dạy và học bình thường theo chương trình hiện hành. Cái chính là giáo viên phải dạy cho học sinh biết suy nghĩ và giải quyết vấn đề, học sinh cũng phải thay đổi cách học: học phải hiểu, phải biết cách vận dụng kiến thức ấy vào cuộc sống, chứ không thể học vẹt, học tủ.
Ví dụ, với môn toán, học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản về toán như các công thức, khái niệm, định lý, định nghĩa, định luật, phép biến đổi... Nhưng học sinh phải tư duy và vận dụng các khái niệm, định luật... để giải bài toán.
Ngay cả ở những câu tích hợp liên môn thì kiến thức các môn sinh, sử, địa, lý... nếu có lồng vào cũng dừng ở mức cơ bản mà thôi.
Thế nên, giáo viên môn toán cũng như các môn khác không cần phải đào quá sâu kiến thức bộ môn mình, mà nên tập cho học sinh cách tư duy.
Xin lưu ý, đề thi ra theo phương pháp đổi mới, yêu cầu học sinh phải tư duy, nên việc luyện thi sẽ không còn ý nghĩa nữa.
Ông Nguyễn Văn Hiếu - Ảnh: H.H.
* Nhiều phụ huynh băn khoăn về việc đổi mới quá nhanh của sở, họ ngại phương pháp dạy và học chưa thay đổi kịp, học sinh khó có thể đáp ứng yêu cầu đề thi...
- Việc đổi mới chúng tôi đã tính toán từ lâu và thực hiện theo lộ trình. Để đổi mới cách thức thi cử, trước hết phải đổi mới phương pháp giảng dạy.
Cách đây hơn 10 năm, Sở GD-ĐT TP đã phát động, khuyến khích, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về dạy học theo dự án, về phương pháp dạy học tích cực, vận dụng kiến thức vào thực tiễn...
Ba năm gần đây, sở muốn dùng kỳ thi tuyển sinh lớp 10 để thúc đẩy tất cả giáo viên phải đổi mới, chứ không thể dạy theo kiểu cũ. Và đề thi tuyển sinh lớp 10 được đổi mới từ từ, mỗi năm một ít.
Riêng môn văn đã được đổi mới sớm hơn (khoảng bốn năm trở lại đây), và đã tạo được một sự thay đổi đáng kể trong quá trình dạy và học văn trong nhà trường THCS.
Tôi khẳng định nội dung đề thi tuyển sinh lớp 10 năm nay sẽ nhẹ nhàng, vì chủ trương 80% câu hỏi thuộc dạng kiến thức cơ bản, chỉ khác là tính vận dụng cao hơn.
Học sinh nào có học bài, hiểu bài, có sự tư duy, biết cách giải quyết vấn đề thì sẽ được điểm cao. Những học sinh học một cách máy móc, học vẹt, học tủ, học lệch rất dễ rớt lớp 10 công lập.
Niềm vui của thí sinh sau khi thi xong môn văn, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2017 tại hội đồng thi Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
>> Những thay đổi quan trọng trong đề thi tuyển sinh lớp 10 TP.HCM
Tuổi Trẻ đã có buổi trao đổi với ông Nguyễn Văn Hiếu, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, về vấn đề này.
* Để đáp ứng được yêu cầu của kỳ thi tuyển sinh lớp 10, giáo viên và học sinh phải đổi mới cách dạy, học ra sao?
- Giáo viên, học sinh cứ dạy và học bình thường theo chương trình hiện hành. Cái chính là giáo viên phải dạy cho học sinh biết suy nghĩ và giải quyết vấn đề, học sinh cũng phải thay đổi cách học: học phải hiểu, phải biết cách vận dụng kiến thức ấy vào cuộc sống, chứ không thể học vẹt, học tủ.
Ví dụ, với môn toán, học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản về toán như các công thức, khái niệm, định lý, định nghĩa, định luật, phép biến đổi... Nhưng học sinh phải tư duy và vận dụng các khái niệm, định luật... để giải bài toán.
Ngay cả ở những câu tích hợp liên môn thì kiến thức các môn sinh, sử, địa, lý... nếu có lồng vào cũng dừng ở mức cơ bản mà thôi.
Thế nên, giáo viên môn toán cũng như các môn khác không cần phải đào quá sâu kiến thức bộ môn mình, mà nên tập cho học sinh cách tư duy.
Xin lưu ý, đề thi ra theo phương pháp đổi mới, yêu cầu học sinh phải tư duy, nên việc luyện thi sẽ không còn ý nghĩa nữa.
Ông Nguyễn Văn Hiếu - Ảnh: H.H.
* Nhiều phụ huynh băn khoăn về việc đổi mới quá nhanh của sở, họ ngại phương pháp dạy và học chưa thay đổi kịp, học sinh khó có thể đáp ứng yêu cầu đề thi...
- Việc đổi mới chúng tôi đã tính toán từ lâu và thực hiện theo lộ trình. Để đổi mới cách thức thi cử, trước hết phải đổi mới phương pháp giảng dạy.
Cách đây hơn 10 năm, Sở GD-ĐT TP đã phát động, khuyến khích, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về dạy học theo dự án, về phương pháp dạy học tích cực, vận dụng kiến thức vào thực tiễn...
Ba năm gần đây, sở muốn dùng kỳ thi tuyển sinh lớp 10 để thúc đẩy tất cả giáo viên phải đổi mới, chứ không thể dạy theo kiểu cũ. Và đề thi tuyển sinh lớp 10 được đổi mới từ từ, mỗi năm một ít.
Riêng môn văn đã được đổi mới sớm hơn (khoảng bốn năm trở lại đây), và đã tạo được một sự thay đổi đáng kể trong quá trình dạy và học văn trong nhà trường THCS.
Tôi khẳng định nội dung đề thi tuyển sinh lớp 10 năm nay sẽ nhẹ nhàng, vì chủ trương 80% câu hỏi thuộc dạng kiến thức cơ bản, chỉ khác là tính vận dụng cao hơn.
Học sinh nào có học bài, hiểu bài, có sự tư duy, biết cách giải quyết vấn đề thì sẽ được điểm cao. Những học sinh học một cách máy móc, học vẹt, học tủ, học lệch rất dễ rớt lớp 10 công lập.
Sẽ công bố đề thi mẫu
* Giáo viên và học sinh đang rất nóng lòng muốn biết đề thi mẫu tuyển sinh lớp 10 của Sở GD-ĐT TP, để họ định hướng cách dạy và học...
- Trong buổi họp chuyên môn đầu năm học tổ chức vào giữa tháng 9-2017, Sở GD-ĐT TP sẽ có hướng dẫn cụ thể cho từng bộ môn về phương pháp dạy và học, để đáp ứng cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2018.
Riêng đề thi mẫu, chúng tôi sẽ nghiên cứu và sẽ công bố trong một thời điểm phù hợp.
HOÀNG HƯƠNG thực hiện/ Tuổi trẻ online