Bài 1,2:
a) Hai bài ca dao trên của người dân làm nghề lao động, ta biết được điều này dựa vào câu từ, ngữ cảnh của bài văn.
b) Nội dung của bài ca dao: Giá trị của ca dao là thể hiện tinh thần cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ đắng cay, khổ cực. Thể hiện tinh thần phê phán, mang tính dân chủ của những con người thuộc tầng lớp bình dân. Vế sau thì mình chịu.
c) Ở bài thứ nhất:Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ, ẩn dụ
hình ảnh: Con tằm, con kiến tượng trưng cho những người dân lao động khổ cực trong xã hội, con hạc, con cuốc là những con vật phản ánh cuộc đời của những người thấp cổ, bé họng, không có tiếng nói trong cuộc sống.
=> Phản ánh nỗi khổ nhiều bề của con người trong xã hội cũ, qua đó bộc lộ tấm lòng thương cảm trước sự khổ cực của con người là tầng lớp cuối của xã hội phong kiến.
Ở bài thứ hai: Biện pháp nghệ thuật: So sánh.
Hình ảnh: Trái bần trôi tượng trưng cho thân phận bấp bênh, chìm nổi của người phụ nữ xưa.
=> Bài ca dao diễn tả chân thực, xúc động cuộc đời và thân phận nhỏ bé, đắng cay, lênh đênh, chìm nổi, vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đồng thời cảm thông với những bất hạnh, buồn đau của họ.
Ở bài thứ ba: Biện pháp nghệ thuật: Điệp từ, liệt kê, nói ngược
=> Châm biếm hạng người nghiện ngập, lười biếng, lười lao động, thích lối sống hưởng thụ.
Ở bài thứ tư: Biện pháp nghệ thuật: Nói dựa, nước đôi.
=> Phê phán những kẻ hành nghề mê tín, dị đoan, dốt nát và sự u mê của con người dành cho thầy bói.
d) chịu
e) Qua bài ca dao, em thấy thương cảm, xót xa cho những người ở tầng lớp cuối của xã hội, bị ngược đãi, bóc lột sức lao động một cách vô tâm.
Bài 3,4:
a) Hai bài ca dao châm biếm những người lười biếng, không chịu lao động, làm việc và những người chuyên đi lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm miếng ăn.
b)Nội dung trong các bài châm biếm: Phê phán những người lười biếng, những người làm nghề chuyên đi lừa lọc người khác, mang tính dân chủ.
c) Để tạo nên tiếng cười tác giả sử dụng các hình thức nhiễu nhại và cách nói có hàm ý tạo nên cái cười châm biếm, hài hước.
Đây là phần mình làm, có gì sai, bạn góp ý ^^