Đoạn văn về câu tục ngữ đói cho sạch, rách cho thơm

T

tranthuyluc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài viết của em thế này, các anh chị sửa giúp hộ em nhé:
Qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm huê ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.
 
T

tvxqfighting

Em nên chia thành hai màng nghĩa trắng và nghĩa đen để giải thích rõ hơn.
+ Những từ (đói, sạch, rách, thơm) tự nó là 1 nghĩa đen:
- Ăn không đủ no đi nữa cũng phải cho sạch; mặc áo rách đi nữa cũng phải cho thơm. Đói cho sạch, rách cho thơm, huống chi no mà không sạch, lành mà không thơm thì đó là một điều rất đáng tiếc.
- Dù đói đến đâu,trước khi ăn cũng phải rửa tay cho sạch. Quần áo dù rách cũng phải giặt cho thơm, ăn mặc sạch sẽ chỉnh tề.
- Có đói thì ăn cái gì thì phải cho sạch sẽ, tuy mặc cái gì rách nhưng cũng phải thơm.
- Xét về nghĩa khi đói cũng phải giữ gìn cơ thể, tâm hồn cho sạch sẽ, khi rách cũng không được dơ bẩn, không ôi thối, chứ làm gì có tiền mua dầu thơm khi bụng đói..
+ Còn 1 nghĩa bóng nữa là nói rằng cho dù có phải lâm vào cảnh đường cùng, bế tắc như thế nào đi nữa thì chúng ta phải giữ lòng dạ mình cho trong sạch, phải giữ cho được phẩm chất đạo đức danh dự nhân cách, không làm những việc mà ta cảm thấy xã hội và mọi người không thể chấp nhận, và nhất là lương tri lương tâm trong chính con người ta không bị cắn rứt (thêm nữa, câu này chỉ khuyên được những người nào vẫn còn lương tâm để cắn rứt, còn những người không có lương tâm thì không thể cắn rứt được cho nên khỏi cần bàn).
Điển hình các gương nghèo hiếu học, nhặt của rơi trả người đánh mất, không bị đồng tiền cám dổ...
Câu tục ngữ khuyên chúng ta dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng phải biết giữ mình, không sa ngã trước cám dổ của đồng tiền phi nghĩa. Không làm điều gì trái với đạo trời, trái với lương tâm, đạo đức...
----> Cụ thể là các anh hùng dân tộc trong lịch sử, cổ đại và hiện đại,
----> Dẫn chứng tục ngữ khác:
Giấy rách phải giữ lấy lề
Thà chết vinh còn hơn sống nhục
Chết đứng còn hơn sống quỳ
Chết trong hơn sống đục
Cây ngay không sợ chết đứng
Có đức mặc sức mà ăn


"Khi đói thì đầu gối phải bò" là câu số 2 - Câu này dễ hiểu. Là câu chính xác trong thời đại hiện nay. Vì trong mỗi con người đầy dẫy ích kỷ, tư tưởng thấp hèn, không có những tư tưởng cao thượng như người xưa qua câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm". Chẳng lẽ chỉ vì thơm và sạch mà phải chịu đói chịu rách cho khổ sở cái thân xác sao?
-----> Dẫn chứng tục ngữ khác:
Tham sống sợ chết
Có thực mới vực được đạo
Mật ngọt chết ruồi
Nghèo sinh loạn, Giàu sinh tật
Tham giàu, phụ khó. Tham sang, phụ bần
 
Top Bottom