Đoạn văn phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc

N

naniliti

Bài mình làm hơi dài nhưng cũng kĩ lắm. Tính mình ko viết ngắn đc:

Nghe tin làng chợ Dầu của mình theo giặc, trong tâm lý ông Hai đã diễn ra các diễn biến tâm trạng hết sức đặc sắc. Vừa từ phòng thông tin bước ra, đang phấn chấn trước bao nhiêu là tin hay về chiến thắng của quân ta ở nhiều nơi trên đất nước, thế mà ông Hai lại gặp phải tình huống quá bất ngờ này. Vốn là người rất yêu và tự hào về cái làng của mình, tin ấy đã khiến ông Hai vừa sững sờ, vừa đau khổ, vừa uất ức. Từ đỉnh cao của niềm vui, của niềm tin, ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự đau đớn, tủi hổ. Niềm tự hào của ông về cái làng mà ông hằng yêu dấu thế là sụp đổ tan tành trc cái tin sét đánh ấy. Từ lúc ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ còn cái tin dữ ấy xâm chiếm, ám ảnh ông ko dứt. Về đến nhà, ông lão nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con mà "nước mắt ông lão cứ giàn ra". Suốt mấy ngày liền, ông Hai không dám bước chân ra khỏi nhà, vì sợ phải nghe những lời bàn tán làng Chợ Dầu theo giặc. Ông cứ quanh quẩn ở nhà như thế mà nghe ngóng tình hình bên ngoài. "Một đám đông tụm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ"... Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai. Bao nhiêu mâu thuẫn tâm lý giữa tình yêu làng và tình yêu nước cứ diễn ra trong ông. Quê hương và Tổ Quốc , bên nào nặng hơn? Đó ko phải điều đơn giản vì với ông, làng CD đã trở thành 1 phần của cuộc đời ông, còn cách mạng là cánh tay vững chắc đã kéo gia đình ông thoát khỏi ách nô lệ. Người nông dân ấy đã quyết định:" Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Như vậy, tình yêu làng có thiết tha, có mãnh liệt tới đâu cũng ko thể mãnh liệt hơn tình yêu đất nước. Người nông dân VN sau c/m đã sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới t/cảm chung của cộng đồng. Để vơi bớt nỗi đau đớn, dằn vặt trong tâm can mình, ông chỉ biết trút nỗi lòng ấy vào cuộc trò chuyện với đứa con út (Cu Húc). Đó là một cuộc trò chuyện đầy xúc động giúp ta nhận thấy rõ nét hơn sự nhất quán giữa t/c làng quê và lòng yêu nc, tinh thần k/c ở người nông dân trog thời kỳ k/c chống Pháp. Có thể thấy, dù ông Hai đau khổ tột cùng khi nghe tin làng theo giặc nhưng tấm lòng thuỷ chung, son sắt với kháng chiến thì ko bao giờ thau đổi. Qua diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai, ta cảm nhận được cụ thể hơn về tâm lý của người nông dân, đặc biệt là tình cảm với làng quê và tâm lý cộng đồng của họ.

Mình viết hơi vội. Bài này mà làm thành bài văn thì có vẻ thích hơn. NHưng thế này cũng đã là kỹ rồi đấy.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom