Văn 8 Lòng yêu nước của Nguyễn Trãi qua "Nước Đại Việt ta"

HNgan2905

Học sinh
Thành viên
12 Tháng bảy 2018
37
4
21
Hà Nội
Lương Thế Vinh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hãy viết một đoạn văn theo phương pháp lập luận quy nạp khoảng 10 câu, trong đoạn có sử dụng câu phủ định và câu cảm thán làm rõ ý chủ đề sau: Văn bản “Nước Đại Việt ta” đã thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của Nguyễn Trãi
 

huong.nguyenthanh80@gmail.com

Học sinh
Thành viên
24 Tháng mười 2019
202
136
36
17
Hà Nội
THCS Cao Bá Quát
Trước hết, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được phát biểu trong hai câu văn mở đầu:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Trong quan niệm đạo đức của người xưa, chữ nhân có nội dung rất rộng, mà cốt lõi của nhân là thương người, là sự tương thân, tương ái giữa người với người. Đối với bậc vua chúa, nhân là trọng dân, đối với dân phải khoan huệ nhân ái, không được thực hiện chính trị hà khắc bạo ngược với dân. Nghĩa là cái cái phải làm của con người, là hành động hợp với lẽ phải, với đạo lí. Như vậy, nhân nghĩa là lòng thương người, là đạo lí, là lẽ phải cần làm trong quan hệ giữa người với người. Sau khi nêu lên nguyên lí nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác,
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: quốc hiệu, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử, chế độ, nhân tài. Nếu như không có những yếu tố căn bản này thì Nguyễn Trãi không thể phát biểu được một cách hoàn chỉnh về quan niệm quốc gia, dân tộc, một quan niệm có bước phát triển cao hơn, toàn diện và sâu sắc hơn trong học thuyết về quốc gia, dân tộc thời trung đại. Để làm sáng tỏ sức mạnh của nguyên lí chân nghĩa và chân lí về chủ quyền độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi lại đưa ra những dẫn chứng lịch sử:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Nguyễn Trãi khẳng định kẻ xâm lược, đi ngược lại nhân nghĩa đều phải chuốc lấy thất bại bằng cách nêu lên những dẫn chứng huyết phục trong thực tế lịch sử nước Nam: Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô và Ô Mã Nhi thì kẻ bị giết, người bị bắt. Nói về thất bại thảm hại của kẻ thù cũng tức là ca ngợi thắng lợi hào hùng của ta, lời văn Nguyễn Trãi sang sảng niềm tự hào dân tộc - một dân tộc sáng ngời chính nghĩa. Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, đoạn trích Nước Đại Việt ta đã thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của Nguyễn Trãi, đồng thời có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử, kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
 
  • Like
Reactions: HNgan2905

Hoá học là đam mê

Học sinh
Thành viên
23 Tháng một 2020
63
55
21
Bắc Giang
Trường trung học cơ sở ngô sĩ liên
mik nghĩ đoạn văn nên tóm tắt ý chính thôi tránh dài dòng không thành bài văn rồi bạn ạ!!! ^-^
 
Top Bottom