Văn 9 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

Lê Minh Huyền

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng tư 2021
165
274
51
24
Phú Thọ
THPT Phù Ninh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề : Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động qua đoạn thơ sau:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

(Cho em xin luận điểm và luận cứ trong luận điểm, trong mỗi luận cứ dẫn chứng là những cái nào thôi ạ)
 

Hanhan_2007

Học sinh
Thành viên
1 Tháng mười hai 2021
43
94
41
16
Bình Định
Đề : Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động qua đoạn thơ sau:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,
Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

(Cho em xin luận điểm và luận cứ trong luận điểm, trong mỗi luận cứ dẫn chứng là những cái nào thôi ạ)
Lê Minh HuyềnTheo mình thì bài văn trên sẽ viết như sau (Dàn ý chung nha)
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm,
b, Thân bài:
- Phân tích 4 khổ thơ trên,
- Từ phân phân tích 4 khổ thơ trên thì tóm lại vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động
- Tóm lại nghệ thuật và nội dung đặc sắc của 4 khổ thơ.
c,. Kết bài:
Mình có mở bài, kết bài, vs phân tích 4 khổ thơ, bạn tham khảo ^^
Mở bài

Văn học không chỉ đơn thuần là những câu văn, ngôn từ mà còn là sự giao thoa giữa cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận đã toát lên được vẻ đẹp ấy, một vẻ đẹp huyền ảo về bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hòa quyện cùng hình ảnh ngư dân hào hứng tận hưởng nguồn tài nguyên dồi dào từ biển. Bài thơ chính là cảm hứng lấy từ chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh, đứng trước thiên nhiên đẹp đẽ hùng vĩ với tư cách của những con người làm chủ đất trời, được tiếp xúc và chứng kiến cuộc sống lao động mới của những con người lao động trên biển, hồn thơ Huy Cận đã thực sự hồi sinh.
Thân bài
+ sau mở bài cậu viết thêm tầm 5 - 7 câu (nhớ tách thành 1 đoạn văn nhỏ sau khi xong mở bài nhaa) giới thiệu về tác giả Huy Cận và tác phẩm đó nhaaa (Tại mình không nhớ rõ nên viết sợ sai)

Mở đầu bài thơ kết hợp cùng với nhan đề "Đoàn thuyền đánh cá" đã khắc họa hình ảnh quen thuộc, gần gũi với người lao động trên biển. Song nó còn mang ý nghĩa biểu tượng cho khí thế lao động mới - tinh thần đoàn kết, lạc quan, làm chủ biển trời. Một đoàn thuyền chứ không phải một con thuyền gợi không khí lao động hăng say, gợi nhịp sống mới sau chiến tranh. Và trong khung cảnh bao la của biển trời ấy thì hình ảnh con thuyền đánh cá của những người ngư dân hiện lên thật đẹp, thật thơ mộng:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”

Trăng như cánh buồm lớn giăng ngang bầu trời, con thuyền ấy do chính con người lái chứ không phải do gió cho thấy hình ảnh con người không bị lọt thỏm hay choáng ngợp giữa thiên nhiên rộng lớn, kì vĩ mà ngược lại luôn ở tư thế chủ động, làm chủ được thiên nhiên. Biện pháp khoa trương và bút pháp lãng mạn đã biến con thuyền trở nên kỳ vĩ, khổng lồ hòa nhập với kích thước vũ trụ. Cảnh thực mà như ảo, giữa mênh mông trời nước con thuyền là trung tâm vừa đẹp vừa khỏe khoắn lướt lên to lớn, hào hùng đầy thơ mộng, nó có gió làm lái, trăng làm buồm, lướt đi giữa biển bằng mà như lướt trên mây cao. Hàng loạt các động từ mạnh rải đều trong từng dòng thơ diễn tả chuyến ra khơi đánh cá giống hệt như một trận đánh hào hùng, mà trong đó, con thuyền là hội tụ đầy đủ sức mạnh, còn con người là những chiến sĩ dũng cảm: cũng thăm dò, cũng dàn đan thế trận, giăng lưới, bủa lưới. Hình ảnh ẩn dụ ấy cũng cho ta thấy được vị thế của con người thật đáng tự hào, kiêu hãnh trước thế lực tự nhiên: Tuy kích thước nhỏ bé trong vô cùng vũ trụ nhưng với trí tuệ của mình, con người vẫn luôn ở thế chủ động “dò” tìm, khám phá và khai thác, chinh phục những bí ẩn của đại dương. Hai chữ “thuyền ta” đứng đầu khổ thơ- sau nó là rất nhiều hành động của con người vừa tạo ra lối thơ vắt dòng vốn quen thuộc trong thơ Huy Cận đồng thời thể hiện niềm tự hào của nhà thơ khi được gắn bó thân thiết với con thuyền.

Con người và thiên nhiên như hòa làm một, hòa quyện vào nhau, lăng nghe từng hơi thở, nhịp đập trái tim. Có chung một thể xác và một tâm hồn:
"Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Bằng nghệ thuật liệt kê tên các loại cá quý và tách thành ngữ dân gian "chim, thu, nhụ, đé" thành "cá nhụ cá chim cùng cá đé" làm cho câu thơ trở nên nhẹ nhàng, uyển chuyển. "Cá song lấp lánh đuốc đen hồng" được sử dụng nghệ thuật ẩn dụ với nét vẽ nhiều màu sắc "đen hồng", "vàng chóe" khiến nhà thơ giống như một họa sĩ đang thổi hồn vào bức tranh cá những màu sắc tuyệt đẹp. Nghệ thuật ẩn dụ khiến loài cá ngon có tiếng của Hạ Long hiện lên với vẻ đẹp độc đáo, cuốn hút như một vũ nữ Chăm với những bước vũ đạo khỏe khoắn và gợi cảm, đầy ma thuật. Bằng sự nhạy cảm tinh tế cùng trí tưởng tượng phong phú đã liên tưởng cái thân dày và dài cùng với những chấm tròn màu đen hồng trên vẩy của nó giống như cây đuốc lấp lánh dưới ánh trăng đêm. Đàn cá song đã tạo nên một đêm hội đuốc tưng bừng, lấp lánh. Trong nước trời Hạ Long, khi gió làm sóng lăn tăn gợn khiến các vì sao như xô dạt vào nhau, như sóng đùa sao, trong mắt tác giả lại trở thành cảnh nên thơ. Nhà thơ nghe được nhịp đập, hơi thở của vũ trụ - sinh thể khổng lồ nhưng cũng rất gần gũi và sống động:”Đêm thở”. Con người và thiên nhiên đã hòa làm một, dung hòa, cảm nhận nhịp đập của nhau.

Biển bao dung như chính người mẹ của ta, cho ta bao của ngon, vật lạ, nuôi sống con người từ thời sơ khai đến tận bây giờ:
“ Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào."

Nghệ thuật so sánh "biển như lòng mẹ" khiến biển trở nên thật ấm áp, thật bao dung, sẵn sàng dâng tặng những gì quý giá nhất của bản thân cho con người, đó còn là sự cảm nhận về một góc độ khác, vừa lớn lao, cao cả, vừa yêu thương, che chở, bao dung. So sánh biển với mẹ, con người còn thể hiện sự biết ơn vô cùng đối với biển cả. Biển không chỉ làn nguồn nuôi dưỡng mà còn là nguồn yêu thương không vơi cạn. Thầm hiểu, đó cũng chính là gương mặt dịu hiền, gần gũi, thân quen của biển qua cái nhìn của người lao động. Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá trở thành niềm vui, giao hòa cùng thiên nhiên, bài hát làm không khí lao động thêm tươi vui, công việc lao động bớt mệt nhọc. Trong ái nhịp lãng mạn, sóng cũng như đang xô bóng trăng dưới nước cùng gõ vào mạn thuyền với con người để xua cá vào lưới. Như vậy, thiên nhiên đã cùng với con người hòa hợp trong lao động. Đất nước ta, đặc biệt là vùng biển có thế mạnh về đánh bắt hải sản, có lợi cho phát triển kinh tế, chúng ta cần đẩy mạnh hoạt động đánh bắt có lợi. Con người cũng là một lợi thế, với kinh nghiệm dày dặn, sự kiên trì, bền bỉ, người ngư dân đã và đang ngày đêm bám biển, vận dụng sức mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng Đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”

"Sao mờ" nghĩa là trời sắp sáng, một ngày mới đang đến. Vì vậy nhịp độ công việc càng sôi nổi, gấp rút hơn. Nó thể hiện ở nhịp thơ nhanh, gấp gáp trong câu thơ đầu. Trung tâm của bức tranh này là hình ảnh người dân chài đang kéo lưới. Con người ấy được khắc họa với những đường nét gân guốc, chắc khỏe, cơ bắp đang cuồn cuộn kéo mẻ lưới trĩu nặng. Hình ảnh họ trở thành tượng đài vững chắc tạc vào thiên nhiên lộng lẫy hùng vĩ. Đến câu thơ cuối với nhịp thơ chậm rãi cho ta thấy niềm thanh thản, vui tươi, tâm trạng thoải mái của người lao động trước kết quả tốt đẹp.
+ Sau khi phân tích xong thì đến phần nd, nghệ thuật đặc sắc + hình ảnh người lao động (Cái này như là tóm lại để người đọc thấy rõ hơn thôi nên chú ý nói những chi tiết hay, tạo điểm nhấn và có thể liên hệ với những bài thơ khác nữa nha)

c. Kết bài
Bài thơ như một bài ca của những người lao động trong tư thế làm chủ thiên nhiên, mạnh mẽ, tự tin, say mê khám phá và chinh phục tự nhiên, đem hết mình dựng xây cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc. Bài ca đó được làm nên không chỉ bởi “câu hát” theo suốt đoàn thuyền dọc hành trình từ lúc ra khơi đến khi trở về, bởi “tiếng hát” nhiều lần được cất lên gọi cá. Đó là khúc ca ca ngợi cuộc sống lao động và sự giàu đẹp của thiên nhiên, của đất nước. Khúc ca tạo nên bằng sự hài hoà giữa âm thanh, nhịp điệu và những động tác nhịp nhàng của con người với sự vận động tuần hoàn của thiên nhiên, vũ trụ. Khúc hát được cất lên là niềm vui sướng, hạnh phúc của người lao động có tự do được làm chủ biển trời, làm chủ cuộc đời.
 
  • Like
Reactions: Lê Minh Huyền

Lê Minh Huyền

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng tư 2021
165
274
51
24
Phú Thọ
THPT Phù Ninh
Theo mình thì bài văn trên sẽ viết như sau (Dàn ý chung nha)
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm,
b, Thân bài:
- Phân tích 4 khổ thơ trên,
- Từ phân phân tích 4 khổ thơ trên thì tóm lại vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động
- Tóm lại nghệ thuật và nội dung đặc sắc của 4 khổ thơ.
c,. Kết bài:
Mình có mở bài, kết bài, vs phân tích 4 khổ thơ, bạn tham khảo ^^
Mở bài

Văn học không chỉ đơn thuần là những câu văn, ngôn từ mà còn là sự giao thoa giữa cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận đã toát lên được vẻ đẹp ấy, một vẻ đẹp huyền ảo về bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hòa quyện cùng hình ảnh ngư dân hào hứng tận hưởng nguồn tài nguyên dồi dào từ biển. Bài thơ chính là cảm hứng lấy từ chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh, đứng trước thiên nhiên đẹp đẽ hùng vĩ với tư cách của những con người làm chủ đất trời, được tiếp xúc và chứng kiến cuộc sống lao động mới của những con người lao động trên biển, hồn thơ Huy Cận đã thực sự hồi sinh.
Thân bài
+ sau mở bài cậu viết thêm tầm 5 - 7 câu (nhớ tách thành 1 đoạn văn nhỏ sau khi xong mở bài nhaa) giới thiệu về tác giả Huy Cận và tác phẩm đó nhaaa (Tại mình không nhớ rõ nên viết sợ sai)

Mở đầu bài thơ kết hợp cùng với nhan đề "Đoàn thuyền đánh cá" đã khắc họa hình ảnh quen thuộc, gần gũi với người lao động trên biển. Song nó còn mang ý nghĩa biểu tượng cho khí thế lao động mới - tinh thần đoàn kết, lạc quan, làm chủ biển trời. Một đoàn thuyền chứ không phải một con thuyền gợi không khí lao động hăng say, gợi nhịp sống mới sau chiến tranh. Và trong khung cảnh bao la của biển trời ấy thì hình ảnh con thuyền đánh cá của những người ngư dân hiện lên thật đẹp, thật thơ mộng:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”

Trăng như cánh buồm lớn giăng ngang bầu trời, con thuyền ấy do chính con người lái chứ không phải do gió cho thấy hình ảnh con người không bị lọt thỏm hay choáng ngợp giữa thiên nhiên rộng lớn, kì vĩ mà ngược lại luôn ở tư thế chủ động, làm chủ được thiên nhiên. Biện pháp khoa trương và bút pháp lãng mạn đã biến con thuyền trở nên kỳ vĩ, khổng lồ hòa nhập với kích thước vũ trụ. Cảnh thực mà như ảo, giữa mênh mông trời nước con thuyền là trung tâm vừa đẹp vừa khỏe khoắn lướt lên to lớn, hào hùng đầy thơ mộng, nó có gió làm lái, trăng làm buồm, lướt đi giữa biển bằng mà như lướt trên mây cao. Hàng loạt các động từ mạnh rải đều trong từng dòng thơ diễn tả chuyến ra khơi đánh cá giống hệt như một trận đánh hào hùng, mà trong đó, con thuyền là hội tụ đầy đủ sức mạnh, còn con người là những chiến sĩ dũng cảm: cũng thăm dò, cũng dàn đan thế trận, giăng lưới, bủa lưới. Hình ảnh ẩn dụ ấy cũng cho ta thấy được vị thế của con người thật đáng tự hào, kiêu hãnh trước thế lực tự nhiên: Tuy kích thước nhỏ bé trong vô cùng vũ trụ nhưng với trí tuệ của mình, con người vẫn luôn ở thế chủ động “dò” tìm, khám phá và khai thác, chinh phục những bí ẩn của đại dương. Hai chữ “thuyền ta” đứng đầu khổ thơ- sau nó là rất nhiều hành động của con người vừa tạo ra lối thơ vắt dòng vốn quen thuộc trong thơ Huy Cận đồng thời thể hiện niềm tự hào của nhà thơ khi được gắn bó thân thiết với con thuyền.

Con người và thiên nhiên như hòa làm một, hòa quyện vào nhau, lăng nghe từng hơi thở, nhịp đập trái tim. Có chung một thể xác và một tâm hồn:
"Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Bằng nghệ thuật liệt kê tên các loại cá quý và tách thành ngữ dân gian "chim, thu, nhụ, đé" thành "cá nhụ cá chim cùng cá đé" làm cho câu thơ trở nên nhẹ nhàng, uyển chuyển. "Cá song lấp lánh đuốc đen hồng" được sử dụng nghệ thuật ẩn dụ với nét vẽ nhiều màu sắc "đen hồng", "vàng chóe" khiến nhà thơ giống như một họa sĩ đang thổi hồn vào bức tranh cá những màu sắc tuyệt đẹp. Nghệ thuật ẩn dụ khiến loài cá ngon có tiếng của Hạ Long hiện lên với vẻ đẹp độc đáo, cuốn hút như một vũ nữ Chăm với những bước vũ đạo khỏe khoắn và gợi cảm, đầy ma thuật. Bằng sự nhạy cảm tinh tế cùng trí tưởng tượng phong phú đã liên tưởng cái thân dày và dài cùng với những chấm tròn màu đen hồng trên vẩy của nó giống như cây đuốc lấp lánh dưới ánh trăng đêm. Đàn cá song đã tạo nên một đêm hội đuốc tưng bừng, lấp lánh. Trong nước trời Hạ Long, khi gió làm sóng lăn tăn gợn khiến các vì sao như xô dạt vào nhau, như sóng đùa sao, trong mắt tác giả lại trở thành cảnh nên thơ. Nhà thơ nghe được nhịp đập, hơi thở của vũ trụ - sinh thể khổng lồ nhưng cũng rất gần gũi và sống động:”Đêm thở”. Con người và thiên nhiên đã hòa làm một, dung hòa, cảm nhận nhịp đập của nhau.

Biển bao dung như chính người mẹ của ta, cho ta bao của ngon, vật lạ, nuôi sống con người từ thời sơ khai đến tận bây giờ:
“ Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào."

Nghệ thuật so sánh "biển như lòng mẹ" khiến biển trở nên thật ấm áp, thật bao dung, sẵn sàng dâng tặng những gì quý giá nhất của bản thân cho con người, đó còn là sự cảm nhận về một góc độ khác, vừa lớn lao, cao cả, vừa yêu thương, che chở, bao dung. So sánh biển với mẹ, con người còn thể hiện sự biết ơn vô cùng đối với biển cả. Biển không chỉ làn nguồn nuôi dưỡng mà còn là nguồn yêu thương không vơi cạn. Thầm hiểu, đó cũng chính là gương mặt dịu hiền, gần gũi, thân quen của biển qua cái nhìn của người lao động. Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá trở thành niềm vui, giao hòa cùng thiên nhiên, bài hát làm không khí lao động thêm tươi vui, công việc lao động bớt mệt nhọc. Trong ái nhịp lãng mạn, sóng cũng như đang xô bóng trăng dưới nước cùng gõ vào mạn thuyền với con người để xua cá vào lưới. Như vậy, thiên nhiên đã cùng với con người hòa hợp trong lao động. Đất nước ta, đặc biệt là vùng biển có thế mạnh về đánh bắt hải sản, có lợi cho phát triển kinh tế, chúng ta cần đẩy mạnh hoạt động đánh bắt có lợi. Con người cũng là một lợi thế, với kinh nghiệm dày dặn, sự kiên trì, bền bỉ, người ngư dân đã và đang ngày đêm bám biển, vận dụng sức mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng Đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”

"Sao mờ" nghĩa là trời sắp sáng, một ngày mới đang đến. Vì vậy nhịp độ công việc càng sôi nổi, gấp rút hơn. Nó thể hiện ở nhịp thơ nhanh, gấp gáp trong câu thơ đầu. Trung tâm của bức tranh này là hình ảnh người dân chài đang kéo lưới. Con người ấy được khắc họa với những đường nét gân guốc, chắc khỏe, cơ bắp đang cuồn cuộn kéo mẻ lưới trĩu nặng. Hình ảnh họ trở thành tượng đài vững chắc tạc vào thiên nhiên lộng lẫy hùng vĩ. Đến câu thơ cuối với nhịp thơ chậm rãi cho ta thấy niềm thanh thản, vui tươi, tâm trạng thoải mái của người lao động trước kết quả tốt đẹp.
+ Sau khi phân tích xong thì đến phần nd, nghệ thuật đặc sắc + hình ảnh người lao động (Cái này như là tóm lại để người đọc thấy rõ hơn thôi nên chú ý nói những chi tiết hay, tạo điểm nhấn và có thể liên hệ với những bài thơ khác nữa nha)

c. Kết bài
Bài thơ như một bài ca của những người lao động trong tư thế làm chủ thiên nhiên, mạnh mẽ, tự tin, say mê khám phá và chinh phục tự nhiên, đem hết mình dựng xây cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc. Bài ca đó được làm nên không chỉ bởi “câu hát” theo suốt đoàn thuyền dọc hành trình từ lúc ra khơi đến khi trở về, bởi “tiếng hát” nhiều lần được cất lên gọi cá. Đó là khúc ca ca ngợi cuộc sống lao động và sự giàu đẹp của thiên nhiên, của đất nước. Khúc ca tạo nên bằng sự hài hoà giữa âm thanh, nhịp điệu và những động tác nhịp nhàng của con người với sự vận động tuần hoàn của thiên nhiên, vũ trụ. Khúc hát được cất lên là niềm vui sướng, hạnh phúc của người lao động có tự do được làm chủ biển trời, làm chủ cuộc đời.
Hanhan_2007bạn ơi, đề là cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên và con người thì phân tích từng khổ cũng được ạ?
 
View previous replies…

Hanhan_2007

Học sinh
Thành viên
1 Tháng mười hai 2021
43
94
41
16
Bình Định
bạn ơi, đề là cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên và con người thì phân tích từng khổ cũng được ạ?
Lê Minh Huyềnbạn đọc kĩ lại đề nè, người ta yêu cầu Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động qua đoạn thơ sau:
thì cậu muốn cảm nhận vẻ đẹp thì phải phân tích chứ, nếu không phân tích thì cậu sẽ làm như thế nào để cho người đọc thấy được vẻ đẹp thiên nhiên ấy ??
Theo mình thì phân tích từng khổ được nha, phân tích từng khổ là cơ sở để bạn rút ra được vẻ đẹp thiên nhiên và con người
 

Lê Minh Huyền

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng tư 2021
165
274
51
24
Phú Thọ
THPT Phù Ninh
bạn đọc kĩ lại đề nè, người ta yêu cầu Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động qua đoạn thơ sau:
thì cậu muốn cảm nhận vẻ đẹp thì phải phân tích chứ, nếu không phân tích thì cậu sẽ làm như thế nào để cho người đọc thấy được vẻ đẹp thiên nhiên ấy ??
Theo mình thì phân tích từng khổ được nha, phân tích từng khổ là cơ sở để bạn rút ra được vẻ đẹp thiên nhiên và con người
Hanhan_2007à không, ý là mình nghĩ 1 luận điểm thiên nhiên và 1 luận điểm con người í ạ
 

Hanhan_2007

Học sinh
Thành viên
1 Tháng mười hai 2021
43
94
41
16
Bình Định
Top Bottom