Khúc ca trong bài thơ chính là khúc ca về tinh thần lạc quan, yêu đời, hăng say xây dựng đất nước của những con người được làm chủ cuộc đời, làm chủ công việc. Vì thế trong cả bài thơ, nhà thơ đã sử dụng rất nhiều lần từ "hát" để tạo nên âm hưởng hào hùng, phấn chấn, tự tin của con người.
Khổ 1: Mở đầu bài thơ là tiếng hát khỏe khoắn tập thể dân chài cất lên trong thời điểm căng buồm ra khơi, cất lên từ trái tim đầy nhiệt huyết với công việc của những con người tự nguyện lao động và cống hiến cho đất nước. Đó là tiếng hát ngợi ca cuộc sống, ngợi ca niềm say sưa khi đc lao động, được cống hiến. Với những người dân chài, được ra khơi là niềm vui, niềm hạnh phúc bởi khi họ ra với biển là họ được sống với những gì thân thuộc nhất. Hơn thế nữa họ từ cuộc đời nô lệ bước sang làm chủ biển khơi thì việc ra khơi là niềm tự hào của những ngư dân đầy hào khí ấy.
Khổ 2: Tiếng hát ấy, lời hát ấy trở nên đằm thắm, thiết tah hơn. Đó là tiếng hát ngợi ca sự giàu đẹp của biển cả. Tiếng hát ấy được cất lên bởi niềm tự hào về sự giàu đẹp của đất nước. Lời thơ có sức lan tỏa, ngân vang khắp không gian biển cả, là tiếng hát mời gọi tăng năng suất lao động xây dựng đất nước.
Khổ 5: Tác giả nhắc lại lời ca gọi cá như 1 lời cảm tạ của con người đối với biển cả bao dung đã dâng tặng con người tài nguyên quý giá để cùng góp phần kiến thiết đất nước.
Khổ cuối: Trở lại không khí phấn chấn, hồ hởi của người lao động sau một chuyến ra khơi thắng lợi. Tiếng hát lại cất lên là tiếng hát tự hào về thành quả lao động trong khung cảnh buổi bình minh. Tiếng hát đó ngợi ca sự chiến thắng của con người trong công cuộc khai thác biển cả phục vụ đất nước.
Tiếng hát trong khúc ca cuối không những là tiếng hát của con người lao động mà đó còn thể hiện được tình yêu cuộc sống, tình yêu công việc từ tinh thần lạc quan, yêu đời của cả đất nước. Tiếng hát đó được cất lên từ trái tim của nhà thơ, của người lao động.