Vì
Các nhà khoa học tìm thấy một chất protein quan trọng cấu tạo nên vỏ trứng gà nhưng lại chỉ được tìm thấy trong buồng trứng của những cô gà mái.
Con gà có trước!
Điều đó cũng có nghĩa là, trước khi hiện hữu trong thực tế, quả trứng phải ở bên trong con gà.
Chất protein đặc biệt này có tên là ovocledidin-17, hay OC-17, có tác dụng như một chất xúc tác đẩy nhanh sự phát triển của vỏ trứng. Chiếc vỏ cứng này chính là căn nhà chắc chắn cho lòng đỏ trứng đồng thời bảo vệ những chú gà con khi chúng lớn dần lên ở bên trong.
Các nhà khoa học thuộc hai trường đại học Sheffield và Warwick nước Anh đã sử dụng một máy tính cực mạnh có tên là HECToR để phóng to cấu tạo của một quả trứng. HECToR đã phát hiện ra rằng, OC-17 là một thành phần quyết định trong việc hình thành nên vỏ trứng.
Chính chất protein này đã biến canxi cacbonat thành các tinh thể canxit, nguyên liệu tạo nên vỏ trứng.
Mặc dù canxit được tìm thấy khá nhiều trong trứng và xương động vật, tuy nhiên các loài gà có thể tạo thành loại chất này nhanh hơn hẳn các loài khác. Trung bình mỗi cứ 24 giờ mỗi con gà mái có thể tạo ra 6 gam canxit trong vỏ trứng.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Sheffield và Đại học Warwick đã quan sát được quá trình hình thành quả trứng gà thông qua máy tính siêu cấp và phát hiện, protein OC-17 phát huy vai trò quan trọng trong sự hình thành bước đầu của quả trứng.
Dưới tác dụng của protein OC-17, calcium carbonate chuyển hóa thành calcite để cấu tạo lên vỏ trứng. Vì thế theo tiến sỹ Colin Freeman thuộc Đại học Sheffield, “mặc dù chúng ta luôn cho rằng, quá trứng có trước con gà, tuy nhiên những chứng cứ khoa học hiện tại lại đưa ra đáp án ngược lại".