"Độ vênh" giữa nguyên tác và bản dịch.

C

conu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

"Độ vênh" giữa nguyên tác và bản dịch

Mình sẽ mở thêm một đề tài mới về một vấn đề nảy sinh trong quá trình học văn. Đó là vấn đề mà các bạn đã nhìn thấy ở tiêu đề. Bao giờ giữa các tác phẩm thơ nguyên gốc cũng có độ vênh ít nhiều so với bản dịch của dịch giả, về điều này có thể xảy ra 3 trường hợp:
TH1: Bản dịch chuyển tải đúng, đủ ý nghĩa và độ hay của nguyên tác.
TH2: Bản dịch có những chỗ ko truyền được hết cái thần và ý nghĩa ở một số câu thơ, chi tiết hoặc cả bài thơ.
TH3: "Thơ tôi đã chết trong bản dịch của anh". Bản dịch còn hay hơn nguyên tác, vượt cả giá trị của nguyên tác.
 
C

conu

Mình có thể lấy ví dụ cho TH2, đây là TH phổ biến hơn cả, vì dịch thơ rất khó nên 2 TH còn lại xảy ra ít hơn, đặc biệt là TH 3 rất hi hữu. Mình vừa mới học về thơ Hồ Chí Minh, nên có thể lấy dẫn chứng trong thơ Người. Ở đầu lớp 12, ta sẽ được học Nhật ký trong tù, bản dịch của Nam Trân được lựa chọn vì ông là người dịch thơ Bác hay nhất. Thế nhưng vẫn khó tránh khỏi thiếu sót và làm sai lệc, hoặc làm giảm ý thơ. Bác có câu:
"Cô vân mạn mạn độ thiên không" (Chiều tối)
Nam Trân dịch:
"Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"
Câu của nhà thơ dịch rất hay, đảm bảo về âm điệu và ý nghĩa, nhưng nếu xem xét rõ hơn ta sẽ thấy hai chỗ thiếu sót tronbg bản dịch đã ko làm được, làm giảm ý nghĩa thơ bản gốc:
- Thứ nhất, nhà văn bỏ mất chữ "cô" trong "cô vân" mà chỉ nói là chòm mây, chòm mây đã ko diễn tả được cái thế cô đơn lạc lõng của một đám mây trôi đơn độc giữa nền trời, vì thế ta ko thấy được hết cái cảm giác buồn, cô đơn, trống trải trong tâm trạng một người tù nơi đất khách quê người.
- Thứ hai, tác giả đã dịch cụm từ "mạn mạn độ thiên không" thành "trôi nhẹ giữa tầng không", chắc chắn có độ vênh. Từ mạn mạn trong nguyên tác có nghĩa là chậm chậm, nó diễn tả cái độ uể oải, nặng nề của đám mây kia, dường như ko muốn bay đi, tại sao trong con mắt một người tù ý chí thép như Bác lại nhìn cảnh vật như vậy? Nếu xét hoàn cảnh lúc đó Bác đang trên đường đi chuyển lao, từ nhà tù này sang nhà tù khác, có hôm đi 53 cây số, chèo đèo lội suối cực kỳ vất vả, cứ như thế vài ngày lại một đợt chuyển lao, hết sức mệt mỏi, hai chân hai tay Bác lại đeo xiềng xích, đeo gông khoá chặt rất nặng đi một quãng đường dài sau bao ngày dài như vậy nên cảm giác của sự nặng nề mệt mỏi là điều khó tránh khỏi (Bác cũng là con người mà), thứ nữa Bác cũng đang cô đơn, đang ko biết ngày mai mình sẽ đi về đâu, nên chòm mây ko muốn bay và mỏi mệt kia cũng chính là tâm trạng của Bác. Và bản dịch đã ko chuyển tài được điều đó, đã ko cảm nhận được hết được cái tâm trạng của người thi sĩ , nếu là "chòm maay trôi nhẹ giữac tầng ko" dường như quá thanh thản và nhẹ nhõm, ko có gì hết => ko nói lên được tâm trạng của Bác lúc đó.
 
C

conu

Ví dụ nữa là câu thơ trong "Tân xuất ngục, học đăng sơn" của Bác:
"Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân"
Bản dịch của Nam trân:
"Núi ấp ôm mây, mây ấp núi"
Ta thấy rõ ràng nếu quy về tiếng thuần Việt ta sẽ thấy có một sự đảo lộn về vị trí núi và mây giữa bản gốc và bản dịch:
Bản gốc: Mây - núi, núi - mây
Bản dịch: Núi - mây, mây - núi
Chính bởi sự đảo lộn vị trí này dẫn đến sự đảo lộn về điểm nhìn, nếu của Nam Trân dịch tức là nhìn thấy núi trước rồi mới thấy mây sau, nghĩa là nhìn từ dưới lên. Còn của Bác là điểm nhìn từ trên cao - trên đỉnh núi, nhìn ra bao la trời mây rồi mới trở về với góc đứng của mình trên đỉnh núi. Như vậy bản dịch làm sai điểm nhìn của Bác, đồng thời đã làm mờ đi cái thế tự chủ con người trước thiên nhiên, người đọc sẽ ko thấy được vị trí của Bác đang ở trên đỉnh Tây Phong Lĩnh, cũng ko thấy rõ được sự kiên cường, phi thường của Bác - một người vừa mới ra tù chân yếu mắt mờ mà đã cố bò, cố lết để leo lên được một đỉnh núi cao và hiểm trở như Tây Phong Lĩnh.
 
C

conu

Còn theo mình trường hợp 1 sẽ rơi vào bài "Tôi yêu em" của Puskin do dịch giả Thuý Toàn dịch ra tiếng Việt, đầy đủ và chuẩn xác ý nghĩa của bài thơ gốc bằng tiếng Nga.
 
C

conu

Ai còn những dẫn chứng nào hay hoặc có thắc mắc gì về những điều trên mình nói, thìo bọn mình sẽ cùng trao đổi thêm nha. Mình nghĩ vấn này khá thú vị và quan trọng, khi đi thi bắt buộc phải nêu những ý này để thấy được tường tận và đầy đủ hết cái hay và ý nghĩa của nguyên tác mà bản dịch đã ko nêu lên được. Có những điều bắt buộc phải phân tích theo nghĩa gốc nhất là những bài thơ chữ Hán.
 
A

amaranth

Có thể coi "Chinh phụ ngâm khúc diễn ca" (chưa rõ dịch giả) vào trường hợp III không?
 
Top Bottom