ĐỐ CỰC HÓT NÈ!!!!!!!

D

duatrecodon_1492

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

X( X( X( X( X( X( này nhá bà con tại sao khi đập vỡ bóng đèn dây tóc tóc ko X( X( X( X( X( X( X( đứt mà sao khi đóng điện đèn lại ko sáng!!!!!!
X( X( X( X( X( X( câu hỏi nữa nha ai là người đỗ tiến sĩ trẻ nhất việt nam?
 
K

kidhp08

trong bóng đèn có khí trơ nên có thể phát sáng.còn khi vỡ rồi thì hết khí bóng sễ hết sáng
 
D

duongthienhan

mỗi thế thui ah
thế thì vô giúp tui làm sinh với sử còn hơn
tui đang cần gấp
 
T

trinhtan

Nguội mất rồi cho thêm vài câu nữa cho hot đi.
tui đang mon men vào trả lời thì thấy còn đâu mà thi thố chứ
.Chán. :(
 
T

trinhtan

à đây có câu này nhưng không phải là câu khó đâu.:D
tại sao khi giọt nước rơi xuống lá sen nó vẫn giữ được hình dạng?
 
S

shinichi5692

vj` cấu tạo lá sen đặc biệt. trên bề mặt lá sen có một số lông nhỏ ko thấm nước vj` thế khj nước rơi xuống vẫn giữ nguyên hjnh dạng. Nhưng đến một giới hạn nhất định thj nó sẽ ko còn khả năng đó nữa
 
D

d3stjny

arxenlupin said:
bs:

Nguyễn Hiền (1234 - ?) đỗ trạng nguyên khi 13 tuổi. Ông là người làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường (nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định - cùng quê bạn trinhtan ở trên nhé - thấy bên mục kết bạn nói thế ^_^).

* Dưới triều Trần, đời vua Trần Thái Tông khoa thi năm Đinh Mùi (1247) có sự kiện lạ, làm cả triều đình và bàn dân thiên hạ kinh ngạc, đó là Nguyễn Hiền đoạt học vị trạng nguyên khi mới 13 tuổi, trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam. Cùng năm đó có Lê Văn Hưu 17 tuổi đỗ Bảng nhãn và Đặng Ma La 14 tuổi đỗ Thám hoa. Đây cũng là khoa thi đầu tiên trong lịch sử đặt ra danh vị Tam khôi.
* Có lần Nguyễn Hiền đã gỡ bí cho cả triều đình, vua Trần giao cho ông chức Thượng thư bộ công (đứng đầu một bộ phụ trách việc xây dựng các công trình lớn). Sau khi ông mất, để tỏ lòng tôn kính một nhân tài mệnh yểu, vua cho đổi tên huyện Thượng Hiền đổi thành Thượng Nguyên để kiêng tên húy của ông.
 
D

d3stjny

trinhtan said:
à đây có câu này nhưng không phải là câu khó đâu.:D
tại sao khi giọt nước rơi xuống lá sen nó vẫn giữ được hình dạng?

Sen là loài nổi tiếng về sự sạch sẽ, dù mọc trong môi trường bùn lầy. Ca dao Việt Nam có câu:

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Trên mặt lá sen có vô số các "bướu" nhỏ, cao khoảng 5-10 micromét (1 micromét bằng 1 phần nghìn milimét), cách nhau từ 10 đến 15 micromét. Toàn bộ bề mặt lá được bao phủ bởi một lớp sáp mỏng, tạo thành những búi sợi gồ ghề. Khi nước mưa rơi xuống lá sen, những giọt nước thực chất chỉ tiếp xúc được với bề mặt xù xì này ở vài điểm. Do diện tích tiếp xúc nhỏ như vậy, nên khi bề mặt lá đủ nghiêng, giọt nước sẽ bị lăn đi dưới sức nặng của chính nó, cuốn theo các hạt đất cát bẩn. Chính vì vậy, lá sen luôn trơn tuột và rất sạch sẽ.

Người ta gọi đó là "Hiệu ứng lá sen"

Các nhà khoa học đã mô phỏng hiệu ứng này để tạo ra các vật liệu tự làm sạch, siêu kị nước dựa trên hiệu ứng này của tự nhiên. Chúng được ứng dụng để chế tạo sơn, ngói lợp mái nhà, vải hay các bề mặt khác cần tự làm sạch.
 
T

trinhtan

d3stjny said:
trinhtan said:
à đây có câu này nhưng không phải là câu khó đâu.:D
tại sao khi giọt nước rơi xuống lá sen nó vẫn giữ được hình dạng?

Sen là loài nổi tiếng về sự sạch sẽ, dù mọc trong môi trường bùn lầy. Ca dao Việt Nam có câu:

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Trên mặt lá sen có vô số các "bướu" nhỏ, cao khoảng 5-10 micromét (1 micromét bằng 1 phần nghìn milimét), cách nhau từ 10 đến 15 micromét. Toàn bộ bề mặt lá được bao phủ bởi một lớp sáp mỏng, tạo thành những búi sợi gồ ghề. Khi nước mưa rơi xuống lá sen, những giọt nước thực chất chỉ tiếp xúc được với bề mặt xù xì này ở vài điểm. Do diện tích tiếp xúc nhỏ như vậy, nên khi bề mặt lá đủ nghiêng, giọt nước sẽ bị lăn đi dưới sức nặng của chính nó, cuốn theo các hạt đất cát bẩn. Chính vì vậy, lá sen luôn trơn tuột và rất sạch sẽ.

Người ta gọi đó là "Hiệu ứng lá sen"

Các nhà khoa học đã mô phỏng hiệu ứng này để tạo ra các vật liệu tự làm sạch, siêu kị nước dựa trên hiệu ứng này của tự nhiên. Chúng được ứng dụng để chế tạo sơn, ngói lợp mái nhà, vải hay các bề mặt khác cần tự làm sạch.
Đây là cách giải thích theo sinh học đậm chất văn học nhưng mà tớ biết có đáp án khác theo Vật lí :D
 
T

trinhtan

Đó là giọt nước có sức căng mặt ngoài, chính sức căng này đã thắng được các lực khác làm cho giọt nước luôn giữ được hình dạng khi rơi vào lá sen.
 
S

shinichi5692

trinhtan said:
Đó là giọt nước có sức căng mặt ngoài, chính sức căng này đã thắng được các lực khác làm cho giọt nước luôn giữ được hình dạng khi rơi vào lá sen.
thật ko?
nếu có một hạt mưa rơi từ trên trời xuống mặt đất, vậy nó vẫn giữ hình dạng ban đầu à?
 
Top Bottom