Vật lí Định luật Culoong. Định luật bảo toàn điện tích (tiếp)

kimanh1501.hy@gmail.com

Học sinh
Thành viên
11 Tháng bảy 2014
170
4
26
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Cho 2 quả cầu kim loại nhỏ tích điện, và cách nhau 20cm. Lực hút của 2 quả cầu bằng 1.2 N. Cho 2 quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đưa lại vị trí cũ thì 2 quả cầu đẩy nhau với lực đẩy bằng lực hút.Điện tích mỗi quả cầu là bao nhiêu?
Câu 2: Có 2 quả cầu kim loại nhỏ tích điện nằm cách nhau 2.5 m trong không khí. Lực tác dụng lên mỗi quả cầu bằng 9.10^-3. Cho 2 quả cầu tiếp xúc vơi nhau thì điệnt tích của 2 quả cầu đó bằng -3.10^-6 . Tính điện tích mỗi quả cầu khi chưa tiếp xúc?
Câu 3: Cho 2 quả cầu nhỏ , trung hòa về điện , cách nhau 40 cm . Giả sử có 4.10^12 electron di chuyển từ quả này sang quả kia . Hỏi 2 quả cầu hút hay đẩy nhau, tính độ lớn của lực đó.
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Câu 1: Cho 2 quả cầu kim loại nhỏ tích điện, và cách nhau 20cm. Lực hút của 2 quả cầu bằng 1.2 N. Cho 2 quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đưa lại vị trí cũ thì 2 quả cầu đẩy nhau với lực đẩy bằng lực hút.Điện tích mỗi quả cầu là bao nhiêu?
Câu 2: Có 2 quả cầu kim loại nhỏ tích điện nằm cách nhau 2.5 m trong không khí. Lực tác dụng lên mỗi quả cầu bằng 9.10^-3. Cho 2 quả cầu tiếp xúc vơi nhau thì điện tích của 2 quả cầu đó bằng -3.10^-6 . Tính điện tích mỗi quả cầu khi chưa tiếp xúc?
Câu 3: Cho 2 quả cầu nhỏ , trung hòa về điện , cách nhau 40 cm . Giả sử có 4.10^12 electron di chuyển từ quả này sang quả kia . Hỏi 2 quả cầu hút hay đẩy nhau, tính độ lớn của lực đó.
câu 1

Hai quả cầu hút nhau nên chúng tích điện trái dấu.
Vì điện tích trái dấu nên:
[tex]\left | q_{1}.q_{2} \right |=-q_{1}.q_{2}\Rightarrow q_{1}.q_{2}=-\frac{F.r^{2}}{k}\approx -5,3.10^{-12} (1)[/tex]
[tex](\frac{q_{1}+q_{2}}{2})^{2}=\frac{F.r^{2}}{k}\Rightarrow q_{1}+q_{2}=\pm 4,6.10^{-6}(2)[/tex]
Từ (1) và (2) ta thấy [tex]q_{1};q_{2}[/tex] là nghiệm của các phương trình
[tex]x^{2}\pm 6.10^{-6}x-5,3.10^{-12}=0[/tex]
giải phương trình ta tìm được [tex]q_{1};q_{2}[/tex]

câu 2
Hai quả cầu hút nhau nên chúng tích điện trái dấu.
Vì điện tích trái dấu nên:
[tex]\left | q_{1}.q_{2} \right |=-q_{1}.q_{2}\Rightarrow q_{1}.q_{2}=-\frac{F.r^{2}}{k}= -6,25.10^{-12} (1)[/tex]
[tex]\frac{q_{1}+q_{2}}{2}=-3.10^{-6}\Rightarrow q_{1}+q_{2}=- 6.10^{-6}(2)[/tex]
Từ (1) và (2) ta thấy [tex]q_{1};q_{2}[/tex] là nghiệm của các phương trình
[tex]x^{2}- 6.10^{-6}x-6,25.10^{-12}=0[/tex]
giải phương trình ta tìm được [tex]q_{1};q_{2}[/tex]
câu 3 giả sử electron di chuyển từ quả 1 sang quả 2
khi đó
+ quả cầu 1 thiếu e nên tích điện dương
[tex]\Rightarrow q_{1}=n.\left | e\right |=4.10^{12}.\left | -1,6.10^{-19} \right |=6,4.10^{-7}[/tex]
+quả cầu 2 thừa e nên tích điện âm
[tex]\Rightarrow q_{12=-n.\left | e\right |=-4.10^{12}.\left | -1,6.10^{-19} \right |=-6,4.10^{-7}[/tex]
[tex]\Rightarrow F=k.\frac{\left | q_{1}.q_{2} \right |}{r^{2}}=9.10^{9}.\frac{\left |6,4.10^{-7}.-6,4.10^{-7}\right |}{0,4^{2}}=0,02304(N)[/tex]
 
Last edited:
Top Bottom