Định luật cu lông

A

ahellonearth

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Có hai điện tích $q_{1}=2.10^{-6}$(C), $q_{2}=-2.10^{-6}$(C), đặt tại hai điểm A,B trong chân không và cách nhau một khoảng bằng 6(cm). Một điện tích $q_{3}=2.10^{-6}$(C), đặt trên đường trung trực của AB, cách AB một khoảng bằng 4(cm). Độ lớn của lực điện do hai điện tích $q_{1}$ và $q_{2}$ tác dụng lên $q_{3}$ bao nhiêu.
img-1381162886-1.png
 
C

congratulation11

Vì $q_3$ nằm trên đường trung trực của $AB$ nên $q_3$ cách đều $q_1$ và $q_2$. Gọi khoảng cách từ $q_3$ đến mỗi điện tích còn lại là $l$.

Ta có: $l=\sqrt{3^2+4^2}=5 \ \ (cm)$

Lực điện do $q_1, q_2$ tác dụng lên $q_3$ lần lượt là $\vec F_{13}, \vec F_{23}$

Ta có: $F_{13}=k\dfrac{q_1q_3}{l^2}=9.10^9\dfrac{4.10^{-12}}{2,5.10^{-3}}=14,4 \ \ (N) \\ F_{23}=k\dfrac{|q_2|q_3}{l^2}=14,4 \ \ (N)$

Hợp lực điện tác dụng lên $q_3$ là $\vec F=\vec F_{13}+\vec F_{23}$.

Ta thấy: $\cos(\vec F, \vec F_{23})=\dfrac{3}{5}=\cos\alpha$
Mà: $F_{13}=F_{23}$

Do vậy: $F=2.F_{23}\cos\alpha=2.14,4.\dfrac{3}{5}=17,28 \ \ (N)$

Đáp số: $17,28 \ \ (N)$
 
D

debay

Vì $q_3$ nằm trên đường trung trực của $AB$ nên $q_3$ cách đều $q_1$ và $q_2$. Gọi khoảng cách từ $q_3$ đến mỗi điện tích còn lại là $l$.

Ta có: $l=\sqrt{3^2+4^2}=5 \ \ (cm)$

Lực điện do $q_1, q_2$ tác dụng lên $q_3$ lần lượt là $\vec F_{13}, \vec F_{23}$

Ta có: $F_{13}=k\dfrac{q_1q_3}{l^2}=9.10^9\dfrac{4.10^{-12}}{2,5.10^{-3}}=14,4 \ \ (N) \\ F_{23}=k\dfrac{|q_2|q_3}{l^2}=14,4 \ \ (N)$

Hợp lực điện tác dụng lên $q_3$ là $\vec F=\vec F_{13}+\vec F_{23}$.

Ta thấy: $\cos(\vec F, \vec F_{23})=\dfrac{3}{5}=\cos\alpha$
Mà: $F_{13}=F_{23}$

Do vậy: $F=2.F_{23}\cos\alpha=2.14,4.\dfrac{3}{5}=17,28 \ \ (N)$

Đáp số: $17,28 \ \ (N)$

Mình thắc mắc là tại sao không tính F3 bằng cách lấy tổng của hai 2 lực F1 và F2, mà lại tìm thêm lực F.cos(a) nữa? Vì đề nói điểm q3 cách AB một khoảng là 6 cm mà, chứ điểm q3 đâu có nằm trên trung điểm của AB?

Thêm nữa là, ở trên mình thấy q2 là -2.10^-6, nghĩa là nó trái dấu với q1 và q3. Vậy ở đây ta không viết một câu suy luận là: vì điện tích của q2 trái dấu với q1 và q3 nên nó hút q1 và q3 => q1 và q3 cùng hướng => F = F1 + F2. (Vì lỡ như có trường hợp bài khác nếu q2 cùng dấu q1,q3 thì nó sẽ đẩy nhau, mà đẩy nhau thì ngược hướng, từ đó lại ra F = F1 - F2).

Đây chỉ là những thắc mắc của mình chứ mình không phải những điều mình vừa nói là đúng :D nên rất mong bạn giải thích và giúp đỡ nhiệt tình :D

Cảm ơn bạn rất nhiều!
 
C

congratulation11

Mình thắc mắc là tại sao không tính F3 bằng cách lấy tổng của hai 2 lực F1 và F2, mà lại tìm thêm lực F.cos(a) nữa? Vì đề nói điểm q3 cách AB một khoảng là 6 cm mà, chứ điểm q3 đâu có nằm trên trung điểm của AB?

À. Tớ tính theo kiểu $\vec F=\vec F_{13}+\vec F_{23}$ đó. Nếu vẽ hình thì sẽ dễ hình dung hơn,!
1aco.png


Thêm nữa là, ở trên mình thấy q2 là -2.10^-6, nghĩa là nó trái dấu với q1 và q3. Vậy ở đây ta không viết một câu suy luận là: vì điện tích của q2 trái dấu với q1 và q3 nên nó hút q1 và q3 => q1 và q3 cùng hướng => F = F1 + F2. (Vì lỡ như có trường hợp bài khác nếu q2 cùng dấu q1,q3 thì nó sẽ đẩy nhau, mà đẩy nhau thì ngược hướng, từ đó lại ra F = F1 - F2).

-- $q_1, q_3$ không phải là đại lượng có hướng.

-- Dù $q_2$ cùng dấu hay trái dấu với $q_1,q_3$ thì nó cũng tác dụng lực điện lên $q_3$.

Khi đó hợp lực điên tác dụng lên $q_3$ vẫn là $\vec F=\vec F_{13}+\vec F_{23}$

Hình như bạn đang hiểu nhầm, mấy cái lực điện này không cùng phương nhé! ;))
 
D

debay

À. Tớ tính theo kiểu $\vec F=\vec F_{13}+\vec F_{23}$ đó. Nếu vẽ hình thì sẽ dễ hình dung hơn,!
1aco.png




-- $q_1, q_3$ không phải là đại lượng có hướng.

-- Dù $q_2$ cùng dấu hay trái dấu với $q_1,q_3$ thì nó cũng tác dụng lực điện lên $q_3$.

Khi đó hợp lực điên tác dụng lên $q_3$ vẫn là $\vec F=\vec F_{13}+\vec F_{23}$

Hình như bạn đang hiểu nhầm, mấy cái lực điện này không cùng phương nhé! ;))

À cái vế sau mình bị nhầm :p Ý mình q1 dương, q2 dương, nhưng q2 âm nên nó hút q1, q3 => hướng của F1, F3 cùng hướng với F2. Nếu trường hợp ngược hướng thì là trừ chứ?
 
C

congratulation11

À cái vế sau mình bị nhầm :p Ý mình q1 dương, q2 dương, nhưng q2 âm nên nó hút q1, q3 => hướng của F1, F3 cùng hướng với F2. Nếu trường hợp ngược hướng thì là trừ chứ?

Lực F1, F2, F3 mà bạn đang nói là lực thế nào, nó tác dụng vào cái nào???
 
D

debay

À. Tớ tính theo kiểu $\vec F=\vec F_{13}+\vec F_{23}$ đó. Nếu vẽ hình thì sẽ dễ hình dung hơn,!
1aco.png




-- $q_1, q_3$ không phải là đại lượng có hướng.

-- Dù $q_2$ cùng dấu hay trái dấu với $q_1,q_3$ thì nó cũng tác dụng lực điện lên $q_3$.

Khi đó hợp lực điên tác dụng lên $q_3$ vẫn là $\vec F=\vec F_{13}+\vec F_{23}$

Hình như bạn đang hiểu nhầm, mấy cái lực điện này không cùng phương nhé! ;))

Bạn ơi, mũi tên hướng về q2 như trong hình vẽ có phải là do q2 âm nên q2 hút q3 không? Còn q3 cùng dấu với q1 nên nó đẩy nên hướng mũi tên ngược với hướng q1 đúng không? Phải ý của hình vẽ là như vậy không bạn :D
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom