Vật lí định luật cu lông và tương tác của nhiều điện tích

A

anh_thunder

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. trong chân không cho hai điện tích q1= q2= 10^-7 đặt tại hai điểm A và B cách nhau 10 cm . Tại C nằm trên đường trung trực của AB và cách AB 5cm người ta đặt điện tích q0= 10^-7 . Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên q0?
2.ba quả cầu nho mang điện tích q1= 6.10^-7 , q2=-4.10^-8 , q3= 5.10^-8 theo thứ tự trên một đường thẳng nhúng trong nước nguyên chất có điện môi = 81 . Khoảng cách giữa chúng là r 12 = 40cm , r 23= 60cm . Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên mỗi quả cầu
3. người ta đặt 3 điện tích q1=8.10^-9 , q2=q3=-8.10^-9 tại ba đỉnh của một tam giá đều cạnh 6cm trong không khí . Xác định lực tương tác lên điện tích q0= 6.10^-9 C đặt ở tâm O của tam giác
4. cho 2 điện tích điện +q đặt tại đỉnh A,D và hai điện tích -q đặt tại 2 đỉnh B,C của một hình vuông ABCD cạnh a , trong chân không . Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích đặt tại D?
 
T

thuong0504

1. trong chân không cho hai điện tích q1= q2= 10^-7 đặt tại hai điểm A và B cách nhau 10 cm . Tại C nằm trên đường trung trực của AB và cách AB 5cm người ta đặt điện tích q0= 10^-7 . Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên q0?

Các điện tích đều mang điện tích dương, chúng đẩy nhau

Xác định: $F_{13}=\frac{k.q_1.q_3}{r'^2}$

$F_{23}=\frac{k.q_2.q_3}{r'^2}$

Vẽ hình xác định chiều $F_{hl}$, $F_{13}$ và $F_{23}$ ngược chiều. Khi đó:

$F_{hl}=|F_{13}-F_{23}|$

2.ba quả cầu nho mang điện tích q1= 6.10^-7 , q2=-4.10^-8 , q3= 5.10^-8 theo thứ tự trên một đường thẳng nhúng trong nước nguyên chất có điện môi = 81 . Khoảng cách giữa chúng là r 12 = 40cm , r 23= 60cm . Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên mỗi quả cầu

Tương tự như bài 1, nhưng hằng số điện môi là 81.

3. người ta đặt 3 điện tích q1=8.10^-9 , q2=q3=-8.10^-9 tại ba đỉnh của một tam giá đều cạnh 6cm trong không khí . Xác định lực tương tác lên điện tích q0= 6.10^-9 C đặt ở tâm O của tam giác

Khi $q_0$ đặt ở tâm của tâm giác thì OA=OB=OC=$2\sqrt{3}$

Tìm $F_{10}=\frac{k.q_1.q_0}{r^2}$

Tương tự tìm $F_{20}$ và $F_{30}$. Tổng hợp lực.

Mỗi góc trong tam giác bằng 60* \Rightarrow $F_{hl}$
 
Top Bottom