Vật lí 10 Định luật bảo toàn

phungduygiap@yahoo.com

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng tám 2018
70
17
11
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một người khối lượng 50 kg đứng ở phía đuôi của một chiếc thuyền khối lượng 450 kg đang đỗ trên mặt hồ phẳng lặng. Người này bắt đầu đi về phía đầu thuyền. Xác định vận tốc chuyển động của thuyền trong hai trường hợp :
a) vận tốc của người đối với mặt hồ là 0,5 m/s.
b) vận tốc của người đối với thuyền là 0,5 m/s.
bạn nào giúp mình giải với
 

phuctung2k2@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng mười hai 2017
595
314
126
22
Yên Bái
THPT lê quý đôn
Một người khối lượng 50 kg đứng ở phía đuôi của một chiếc thuyền khối lượng 450 kg đang đỗ trên mặt hồ phẳng lặng. Người này bắt đầu đi về phía đầu thuyền. Xác định vận tốc chuyển động của thuyền trong hai trường hợp :
a) vận tốc của người đối với mặt hồ là 0,5 m/s.
b) vận tốc của người đối với thuyền là 0,5 m/s.
bạn nào giúp mình giải với

Chọn chiều chuyển động của người là chiều dương. Hệ vật gồm thuyền và người. Do không có ma sát và tổng các ngoại lực tác dụng lên hệ vật (trọng lực và phản lực pháp tuyến) cân bằng nhau theo phương đứng, nên tổng động lượng của hệ vật theo phương ngang được bảo toàn.
Lúc đầu, hệ vật đứng yên đối với mặt hồ phẳng lặng (V0 = 0), nên tổng động lượng của nó có trị đại số bằng : p0 = (M + m)V0 = 0.
a. Khi người chạy với vận tốc v = 0,5 m/s đối với mặt hồ, thì tổng động lượng của hệ vật có trị đại số bằng : p = M.V + m.v.
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng : p = p0 => MV + mv = 0
suy ra vận tốc của thuyền
gif.latex

Dấu trừ chứng tỏ vận tốc của thuyền ngược hướng với vận tốc của người
b. Khi người chạy với vận tốc v = 0,5 m/s đối với thuyền, thì tổng động lượng của hệ vật bằng : p = MV + m(v + V).
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng :
p = p0 => MV + m(v + V) =0
suy ra vận tốc của thuyền
gif.latex

Dấu trừ chứng tỏ vận tốc của thuyền ngược hướng với vận tốc của người.
 
Last edited:

phungduygiap@yahoo.com

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng tám 2018
70
17
11
Chọn chiều chuyển động của người là chiều dương. Hệ vật gồm thuyền và người. Do không có ma sát và tổng các ngoại lực tác dụng lên hệ vật (trọng lực và phản lực pháp tuyến) cân bằng nhau theo phương đứng, nên tổng động lượng của hệ vật theo phương ngang được bảo toàn.
Lúc đầu, hệ vật đứng yên đối với mặt hồ phẳng lặng (V0 = 0), nên tổng động lượng của nó có trị đại số bằng : p0 = (M + m)V0 = 0.
a. Khi người chạy với vận tốc v = 0,5 m/s đối với mặt hồ, thì tổng động lượng của hệ vật có trị đại số bằng : p = M.v + m.v.
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng : p = p0 => MV + mv = 0
suy ra vận tốc của thuyền
gif.latex

Dấu trừ chứng tỏ vận tốc của thuyền ngược hướng với vận tốc của người
b. Khi người chạy với vận tốc v = 0,5 m/s đối với thuyền, thì tổng động lượng của hệ vật bằng : p = MV + m(v + V).
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng :
p = p0 => MV + m(v + V) =0
suy ra vận tốc của thuyền
gif.latex

Dấu trừ chứng tỏ vận tốc của thuyền ngược hướng với vận tốc của người.
p=p0 => MV + m(v + V) =0, tại sao lại là (v + V) =0 vậy ban, mà sao câu a) không có (v + V) =0 vậy ạ, mình ko hiểu lắm
 

phuctung2k2@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng mười hai 2017
595
314
126
22
Yên Bái
THPT lê quý đôn
p=p0 => MV + m(v + V) =0, tại sao lại là (v + V) =0 vậy ban, mà sao câu a) không có (v + V) =0 vậy ạ, mình ko hiểu lắm
vì câu a chỉ tính vận tốc của người so với mặt hồ tức có 1 vận tốc, câu b thì là người so với thuyền mà cần thêm cận tốc thuyền để di chuyển trên nước nữa ý, nếu so ng với thuyền ko thì thuyền có thể không di chuyển nên tính tổng vận tốc đó

nôm na là vậy né V+v là vận tốc của cả người đó lẫn thuyền
Vd nhé
bạn đi bộ với 1 vận tốc nhất định là v (1)
bây h bạn đứng trên 1 chiếc xe bạn cx đi với vận tốc đó nhưng bạn thấy nó nhanh hơn không do vận tốc của xe và người cộng lại là V+v (2)
cũng như bài trên câu a) là trường hợp 1 trong ví dụ
câu b) là th 2 tring vd mk nói
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom