Vật lí 10 Định luật bảo toàn trên chuyển động mặt nghiêng

phuongdaitt1

Cựu Phó nhóm Tiếng Anh
Thành viên
6 Tháng mười hai 2015
1,886
4,315
496
Tiền Giang
HMF Forum
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một vật có khối lượng 2kg, trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 20m, góc nghiêng 30 độ so với mặt phẳng ngang. Lấy g=10m/s^2. Coi ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng không đáng kể
a) tính vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng
b) khi đến chân mặt phẳng thì vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng 1 đoạn 20m thì dừng lại. Tìm hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang
Ở câu a thì em đã tính ra được là [tex]v \approx 14,14[/tex] nhưng không biết đúng không.... mọi người check giúp em với
Ở câu b thì em gặp trục trặc ở chỗ không tính được lực ma sát.... mọi người có thể giảng cho em chỗ này được không ạ.....?
@trà nguyễn hữu nghĩa @Con Cá @Nguyễn Hương Trà @hip2608 @Trai Họ Nguyễn
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Một vật có khối lượng 2kg, trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 20m, góc nghiêng 30 độ so với mặt phẳng ngang. Lấy g=10m/s^2. Coi ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng không đáng kể
a) tính vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng
b) khi đến chân mặt phẳng thì vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng 1 đoạn 20m thì dừng lại. Tìm hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang
Ở câu a thì em đã tính ra được là [tex]v \approx 14,14[/tex] nhưng không biết đúng không.... mọi người check giúp em với
Ở câu b thì em gặp trục trặc ở chỗ không tính được lực ma sát.... mọi người có thể giảng cho em chỗ này được không ạ.....?
@trà nguyễn hữu nghĩa @Con Cá @Nguyễn Hương Trà @hip2608 @Trai Họ Nguyễn
câu a e dựa vào cos có thể tỉnh được chiều cao mặt phẳng nghiêng xong bảo toàn cơ năng là ra.
câu b dùng $v^2-v_0^2=2as$ từ đó tính đc a.
Xong e dùng ĐL II newton nhé
p/s e thử xem nhé
---
#phuongdaitt1: Dạ em cảm ơn anh ^_______^ Dạo này em ngu lý dữ lắm T____T
 

SuperFire210

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng mười một 2017
191
208
61
21
TP Hồ Chí Minh
THPT Trung Lập
a) Chọn gốc thế năng tại chân dốc.
Ta dễ dàng tính được độ cao dốc là 10 (m).
[tex]W_{DD}=W_{CD}\\ mgh_{max}=\frac12mv^2\\ 2.10.10=\frac12.2.v^2\\ =>v=10\sqrt2(m/s)[/tex]
b) Dùng định lí động năng
[tex]\frac12mv^2_2-\frac12mv^2_1=A_{NL}\\ \frac12.2.0-\frac12.2.(10\sqrt2)^2=Fms.20.cos180^{\circ}+0+0\\ =>Fms=10(N)\\ => \mu =\frac{Fms}{mg}=\frac{10}{20}=0,5[/tex]
 
Top Bottom