Định luật bảo toàn cơ năng nâng cao.Mong các cao thủ học mãi giúp cho.sắp phải nộp rùi cần gấp lắm..

H

hanguyen998

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Một viên bi thép được treo vào sợi dây dài l được kéo cho dây nằm ngang rồi thả bi rơi.Khi góc hợp bởi dây và phương thẳng đứng một góc anlpha bằng 30 độ tnif bi thép va chạm đàn hồi vào 1 tấm sắt thẳng đứng .hỏi viên bi thép nẩy lên với độ cao bao nhiêu?
Bài 2 : Một quả cầu treo ở 1 đầu dây l nhẹ ,đầu kia treo ở O.kéo quả cầu để dây treo lệch 1 góc anlpha không so với phương thẳng đứng rồi thả nhẹ .Khi quẩ cầu qua vị trí cân bằng thì điểm treo O chuyển động rơi tự do.Góc anlpha không bằng bao nhiêu để quả cầu đến vị trí mà dây treo nằm ngang và vận tốc của quả cầu đối với đất bằng 0.
MONG CÁC BẠN GIÚP MÌNH TRONG THỜI GIAN SỚM NHẤT NHA!!!!!!CCAMS ƠN NHÌU LÉM!!!:):):):):):):):):):)@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
 
C

congratulation11

Câu 1: Ngại vẽ hình nên bạn vừa đọc vừa tưởng tượng nhé!

Chọn mốc tính thế tại vị trí cân bằng.

Cơ năng ban đầu: $W_o=mgl \ \ (J)$

Vận tốc ngay trước va chạm của bi là $v$

Áp dụng định luật bảo toàn cơ cho vị trí đầu và vị trí ngay trước va chạm, ta có:

$mgl=\dfrac{1}{2}mv^2+mgl(1-\cos\alpha) \rightarrow v=\sqrt{2gl.\cos\alpha}$

Vì va chạm là đàn hồi nên vận tốc $\vec v'$ sau va chạm đối xứng với vận tốc $\vec v$ trước va chạm. Về độ lớn: $v=v'$

$\vec v$ có hai thành phần:
+ Thành phần $\vec v_1$ tiếp tuyến với quỹ đạo tròn có tác dụng nâng vật lên cao.
+ Thành phần $\vec v_2$ có phương của dây, tác dụng kéo dãn dây ---> một phần động năng biến thành nhiệt

Áp dụng định luật bảo toàn cơ cho vị trí va chạm và vị trí lên cao của vật, ta có:

$$\dfrac{1}{2}mv_1^2=mgh' \rightarrow h'=\dfrac{v_1^2}{2g}$$

Mà $v_1=v'.\cos 2\alpha=v.\cos 2\alpha$

Sau đó thế vào ta tìm được $h$
 
S

saodo_3

Bài 1.

Va chạm đàn hồi, vecto vận tốc của viên bi sẽ bị đổi chiều chuyển động. Vecto vận tốc lúc sau đối xứng với vecto lúc trước qua pháp tuyến tại điểm va chạm (giống phản xạ ánh sáng).

Vecto vận tốc lúc sau là v. Phân tích v thành 2 thành phần: tiếp tuyến và pháp thuyến. Thành phần pháp tuyến chỉ có tác dụng làm căng sợi dây, bị khử. Thàn phần tiếp tuyến kéo vật ngược lên.

Em dự vào thành phần này mà tính góc nảy lên.

Bài 2 em xem lại câu hỏi.
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Câu 2

Áp dụng bảo toàn cơ, dễ dàng tìm được vận tốc của vật tại vị trí cân bằng là:

$$ v=\sqrt{2gl}$$

Xét trong hệ quy chiếu gắn với điểm treo, gia tốc biểu kiến: $g'=g-g=0$

Do vậy vật cđ tròn đều quanh điểm treo. Gọi vị trí mà vật đứng yên so với đất là A.

Ta có: $\vec v_{A/d}=\vec v_{A/O}+\vec v_{A/d}$

Do vậy để vật đứng yên so với đất tại C thì: $v_{A/O}=v_{O_d}=\sqrt{2gl}$(*)

Thời gian để vật từ VTCB tới A là: $t=T/4=\dfrac{\pi.l}{2v}$

Điểm treo tự do với gia tốc g nên khi vật tới A thì điểm treo có vận tốc so với đất là:

$v_{O/d}=gt$

Sau đó thay vào (*), ta tìm được vận tốc $v$

Rồi áp dụng bảo toàn cơ:

$mgl(1-\cos\alpha_o)=\dfrac{1}{2}mv^2$

Ta sẽ tìm được $\alpha_o$
 
Top Bottom