Vật lí điều kiện điện tích cân bằng

H

hinachan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

2 quả cầu nhỏ giống nhau có điện tích q1= 10^-7 C và q2= 4.10^-7 C đặt trong không khí tại 2 điểm A và B cách nhau AB= a = 9cm. Một quả cầu nhỏ thứ ba phải có điện tích q3 bằng bao nhiêu, đặt ở đâu để nó nằm cân bằng?
Xét trong 2 trường hợp:
a. q1,q2 đặt cố định
b. q1,q2 để tự do
 
G

galaxy98adt

2 quả cầu nhỏ giống nhau có điện tích $q_1= 10^{-7} C$ và $q_2= 4.10^{-7} C$ đặt trong không khí tại 2 điểm A và B cách nhau AB= a = 9cm. Một quả cầu nhỏ thứ ba phải có điện tích q3 bằng bao nhiêu, đặt ở đâu để nó nằm cân bằng?
Xét trong 2 trường hợp:
a. q1,q2 đặt cố định
b. q1,q2 để tự do
Đổi: $9 cm = 0,09 m$
Gọi M là điểm đặt $q_3$
ADCT: $F = k.\frac{\mid q_1.q_2 \mid}{r^2}$
Để $q_3$ nằm cân bằng: $\left\{ \begin{array}{l} \vec F_1 + \vec F_2 = 0 (1) \\ F_1 = F_2 (2) \end{array} \right.$
+) TH1: $q_3$ mang dấu dương:
Từ (1), ta có: M nằm trong khoảng AB => $AM + BM = AB = 0,09$
Từ (2), ta có:
$k.\frac{\mid q_1.q_3 \mid}{AM^2} = k.\frac{\mid q_2.q_3 \mid}{BM^2}$
<=> $\frac{\mid q_1.q_3 \mid}{\mid q_2.q_3 \mid} = \frac{AM^2}{BM^2}$
<=> $\frac{AM}{BM} = \sqrt{\frac{\mid q_1 \mid}{\mid q_2 \mid}} = \frac{1}{2}$
=> $BM = 2.AM$
=> $AM + 2.AM = 0,09$
<=> $AM = 0,03 (m)$ => $BM = 0,06 (m)$

+) TH1: $q_3$ mang dấu âm:
Từ (1), ta có: M nằm trong khoảng AB => $AM + BM = AB = 0,09$
Từ (2), ta có:
$k.\frac{\mid q_1.q_3 \mid}{AM^2} = k.\frac{\mid q_2.q_3 \mid}{BM^2}$
<=> $\frac{\mid q_1.q_3 \mid}{\mid q_2.q_3 \mid} = \frac{AM^2}{BM^2}$
<=> $\frac{AM}{BM} = \sqrt{\frac{\mid q_1 \mid}{\mid q_2 \mid}} = \frac{1}{2}$
=> $BM = 2.AM$
=> $AM + 2.AM = 0,09$
<=> $AM = 0,03 (m)$ => $BM = 0,06 (m)$

=> Kết luận: Ta đặt $q_3$ trên đường thẳng AB, $q_3$ nằm trong khoảng AB và cách A $0,03 m$, cách B $0,06 m$ thì $q_3$ sẽ đứng yên.
b)
Mình nghĩ là ta không tìm được vị trí của $q_3$ vì khi $q_1$ và $q_2$ đặt tự do thì 2 điện tích này sẽ luôn tương tác với nhau => Vị trí không cố định => Lực tác dụng vào $q_3$ không cố định => Không tìm được vị trí đặt $q_3$
Về cơ bản thì ý b của bạn giống ý b của bài này: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=530006 :D
 
Top Bottom