Điều gì gây ra vô cảm

R

rubiru2011

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tham khảo
What causes apathy?
Why do some people find themselves indifferent even if they have important goals?

1 người trải nghiệm sự vô cảm thường là 1 người có những mục tiêu quan trọng chứ không phải 1 người không có những kế hoạch cho tương lai.

1 người không có những mục tiêu có thể cảm thấy buồn chán hoặc thậm chí trầm cảm nhưng anh í sẽ không trải nghiệm sự vô cảm nếu không có những mục tiêu quan trọng để đi theo.

Vô cảm là trạng thái cảm xúc mà bạn không quan tâm đến việc tiến hành 1 hoạt động để cải thiện cuộc sống của bạn dù cuộc sống của bạn đang khó khăn.

Vấn đề của vô cảm là dù bạn có thể ý thức rằng làm 1 việc gì đó hoặc tiến hành hành động sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích nhưng bạn vẫn không làm gì cả.

Vô cảm không giống như thiếu động cơ vì bạn có thể thiếu động cơ hành động nếu bạn không ý thức được tầm quan trọng của hành động, nhưng nếu bạn ý thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ nhưng vẫn không hành động thì khi đó bạn đang vô cảm.

Vậy, tại sao 1 số người trải nghiệm sự vô cảm?

Con người trải nghiệm sự vô cảm khi họ đánh mất hy vọng đạt được những điều họ muốn. Đánh mất hy vọng và vô cảm thực sự là 2 mặt của cùng 1 đồng tiền.

Sau đây là 3 trường hợp phổ biến nhất mà con người trải nghiệm sự vô cảm:

Nếu bạn tin là bạn sẽ khong bao giờ đạt được những mục tiêu của bạn, bạn sẽ trải nghiệm sự vô cảm

Nếu bạn cảm thấy những kế hoạch của bạn sẽ không có hiệu quả, bạn sẽ trải nghiệm sự vô cảm

Nếu bạn đánh mất niềm tin vào bản thân bạn, bạn cũng sẽ trải nghiệm sự vô cảm

Sự vô cảm thường đến trước trầm cảm. Trầm cảm xảy đến sau khi 1 người đánh mất hy vọng trong việc thỏa mãn 1 trong những nhu cầu quan trọng nhất của anh ấy.
Do đó, sự vô cảm nên được xem như 1 dấu hiệu cảnh báo về trầm cảm.

Xử lý với vô cảm

Để hiểu được những dòng sau, bạn trước tiên phải biết tiềm thức của bạn hoạt động như thế nào. Tiềm thức của bạn có thể được xem như 1 người bạn luôn theo dõi bạn và cố hướng bạn sử dụng những cảm xúc.

Nếu người bạn này gửi cho bạn cảm xúc của vô cảm thì bạn biết rằng anh í không tin tưởng những kế hoạch bạn đang theo và do đó cách tốt nhất để xử lý với người bạn này là:

Tìm kế hoạch khác mà bạn tin tưởng: làm bất kỳ điều gì bạn có thể làm để tìm thấy kế hoạch khác mà bạn tin tưởng. Động não với người khác, đọc sách, học những kỹ năng mới hoặc tham khảo các chuyên gia. Trở nên linh hoạt và bạn sẽ tìm thấy cách khác.

Chống lại những cảm xúc của bạn: tiềm thức của bạn sẽ không tin bạn ngay nhưng sẽ luôn có 1 khoảng thời gian tiềm thức của bạn sẽ dõi theo bạn cho đến khi bạn chứng minh với nó rằng kế hoạch mới của bạn sẽ có hiệu quả. Nói cách khác, bạn sẽ cần làm việc chăm chỉ và tuân theo kế hoạch của bạn ngay cả nếu bạn đang trải nghiệm sự vô cảm cho đến khi tiềm thức tin vào kế hoạch mới của bạn và thu lại cảm xúc này.

Hành động & xử lý với vô cảm: hầu hết mọi người nghĩ rằng họ phải lặp đi lặp lại 1 câu mầu nhiệm thì khi đó cảm thấy tốt ngay lập tức mà không biết rằng cách tốt nhất để xử lý với những cảm xúc không mong muốn, bao gồm vô cảm, là tiến hành những hành động mạnh mẽ. Hãy làm 1 việc gì đó! Thay đỏi kế hoạch của bạn, đạt được 1 thành tựu lớn hoặc tìm thấy 1 giải pháp sáng tạo và kết quả là sự vô cảm của bạn sẽ biến mất.


Vô cảm và đánh mất hy vọng

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính của vô cảm là đánh mất hy vọng. Đánh mất hy vọng ở đây có nghĩa là tin rằng bạn có nỗ lực bao nhiêu đi nữa thì mọi chuyện sẽ không thay đổi.

Sự mất hy vọng này không đột nhiên xuất hiện không từ nơi nào mà nó thường do 1 loạt những cố gắng và thất bại hoặc do 1 thất bại lớn. Sau những sự kiện như vậy, bạn có thể kết thúc bằng 1 niềm tin sai lầm về tình huống. Niềm tin này cs thể là 1 điều gì đó như “Tôi không thể làm được nó” hoặc “Không còn hy vọng”

Mất hy vọng cũng là kết quả từ trầm cảm. Trầm cảm có thể là 1 dấu hiệu do tâm trí bạn gửi đến nói với bạn rằng đã mất hy vọng. Đó là lý do tại sao nếu bạn cố tìm ra 1 cách để phục hồi lại hy vọng thì trầm cảm của bạn sẽ biến mất.

Ví dụ về những tình huống có thể gây ra mất hy vọng

Đặt ra những mục tiêu không thực tế: đặt ra những mục tiêu không thực tế như kiếm được 1 triệu đô trong 3 tháng có thể gây ra mất hy vọng khi bạn biết rằng mục tiêu đó không thể đạt được.

Khi 1 ai đó đặt ra mục tiêu không thể đạt được cho bạn: nếu sếp đặt ra những mục tiêu không thể đạt được cho bạn thì khi đó bạn có thể đánh mất hy vọng.

Khi thời gian hết: phát hiện thấy thời gian gần hết trong khi bạn chưa đạt được bất kỳ điều gì.

Vậy, làm thế nào để xử lý với kiểu vô cảm đó?

Cách duy nhất để xử lý với kiểu vô cảm đó là: mang lại hy vọng và bạn sẽ chấm dứt được sự vô cảm. Có 2 phương pháp rất hiệu quả mà bạn có thể dùng để mang lại hy vọng.

Kích hoạt hy vọng: Khi bạn đạt được bất kỳ thành tựu nào dù không giải quyết hiệu quả vấn đề hiện tại của bạn nhưng giúp bạn thay đổi trạng tháu của tâm trí từ chỗ cảm thấy hoàn toàn tuyệt vọng sang cảm thấy có 1 chút hy vọng thì khi đó bạn đã kích hoạt hy vọng.

Cầu nguyện: đó là điều mạnh mẽ nhất bạn có thể làm để lấy lại hy vọng bị đánh mất. Cầu nguyện có thể làm bạn cảm thấy bạn đã đưa ra những vấn đề lớn của bạn với 1 sức mạn cao hơn sẽ quan tâm đến chúng.


Nguồn: 2knowmyself
 
Top Bottom