Vật lí 12 Điện xoay chiều

uy mịch

Học sinh
Thành viên
5 Tháng tám 2018
137
83
21
23
Thái Bình
thpt
mk cảm thấy khó hiểu chỗ L=L1=1/pi và L=3L1 thì...
có nghĩa là như thế nào vậy
 

Bút Bi Xanh

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng bảy 2018
581
972
126
TP Hồ Chí Minh
THPT Đức Linh - Bình Thuận
GIẢI:
* Ta chia bài toán này thành hai trường hợp cho dễ giải. Trường hợp (1) là [tex]L=L_1[/tex], trường hợp (2) là [tex]L_2=3 L_1[/tex] => [tex]Z_{L2}=3Z_{L1}[/tex] (Chi tiết này quan trọng)
* Khi [tex]L=L_1[/tex] hoặc [tex]L=L_2[/tex] thì công suất tiêu thụ toàn mạch là như nhau [tex]<=>P_1=P_2<=>I_1=I_2<=>Z_1=Z_2<=>Z^2_1=Z^2_2<=>R^2+(Z_{L1}-Z_C)^2=R^2+(Z_{L2}-Z_C)^2<=>|Z_{L1}-Z_C|=|Z_{L2}-Z_C|<=>Z_{L1}+Z_{L2}=2Z_C<=>4Z_{L1}=2Z_C<=>2Z_{L1}=Z_C[/tex] (Rất quan trọng)
* Gọi [tex]\varphi_1,\varphi_2[/tex] lần lượt là độ lệch pha giữa điện áp toàn mạch và dòng điện [tex]i_1,i_2[/tex]
* Ta tính [tex]tan\varphi_1,tan\varphi_2[/tex]:
- [tex]tan\varphi_1=\frac{Z_{L1}-Z_C}{R}=\frac{-Z_{L1}}{Z_C}[/tex], là số âm nên trường hợp [tex]L=L_1[/tex] thì điện áp toàn mạch trễ pha so với dòng điện [tex]i_1[/tex]
- [tex]tan\varphi_2=\frac{Z_{L2}-Z_C}{R}=\frac{Z_{L1}}{Z_C}[/tex], là số dương nên trường hợp [tex]L=L_2[/tex] thì điện áp toàn mạch sớm pha so với dòng điện [tex]i_2[/tex]
Ta suy ra: [tex]tan\varphi_1=-tan\varphi_2<=>\varphi_1=-\varphi_2[/tex] (Quan trọng)
* Mặt khác, ta có: [tex]\varphi_1=\varphi_u-\varphi_{i.1}[/tex] [tex]=>\varphi_{i.1}=\varphi_u-\varphi_1[/tex]
[tex]\varphi_2=\varphi_u-\varphi_{i.2}[/tex] [tex]=>\varphi_{i.2}=\varphi_u-\varphi_2[/tex]
Theo đề, hai dòng điện [tex]i_1,i_2[/tex] lệch pha [tex]\frac{2\pi}{3}[/tex] nên ta có: [tex]\varphi_{i.1}-\varphi_{i.2}=\varphi_2-\varphi_1<=>2\varphi_2=\frac{2\pi}{3}=>\varphi_2=\frac{\pi}{3}=>\varphi_1=-\frac{\pi}{3}[/tex] (Rất quan trọng)
Ý nghĩa: Khi [tex]L=L_1[/tex] thì điện áp toàn mạch trễ pha [tex]\frac{\pi}{3}[/tex] so với dòng điện [tex]i_1[/tex] ; còn khi [tex]L=L_2[/tex] thì điện áp toàn mạch sớm pha [tex]\frac{\pi}{3}[/tex] so với dòng điện [tex]i_2[/tex]
Từ đó, ta tính được ngay pha của [tex]i_1[/tex] bằng: [tex]\varphi_{i.1}=\frac{\pi}{3}[/tex] vì [tex]\varphi_u=0[/tex]
* Chuẩn hóa số liệu cho đơn giản khi tính toán như sau:
[tex]Z_{L1}[/tex] [tex]Z_{L2}[/tex] [tex]R[/tex] [tex]Z_C[/tex]
13[tex]\frac{1}{\sqrt{3}}[/tex] 2
[TBODY] [/TBODY]
Từ đó ta tính được tổng trở mạch và tổng trở đoạn mạch AM khi [tex]L=L_1[/tex] lần lượt là: [tex]Z=\frac{2}{\sqrt{3}}[/tex] và [tex]Z_{AM}=\frac{2}{\sqrt{3}}[/tex] => [tex]U_m=U_{AM}=100[/tex] (V)
* Vì mạch AM chứa [tex]R,L[/tex] nên ta tính [tex]tan\varphi_{AM}=\frac{Z_{L1}}{R}=\sqrt{3}=>\varphi_{AM}=\frac{\pi}{3}<=>\varphi_{AM}=\varphi_{u.AM}-\varphi_{i.1}=>\varphi_{u.AM}=\frac{2\pi}{3}[/tex]
Từ đó viết phương trình điện áp hai đầu mạch AM: [tex]u_{AM}=100\sqrt{2}cos(\omega t+\frac{2\pi}{3})(V)[/tex]
 
Top Bottom