Điện trường tổng hợp triệt tiêu

H

huydong099

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Đặt 2 điện tích q1=-36.10[TEX]^{-6}[/TEX]C và q2=4.10[TEX]^{-6}[/TEX]C tại hai điểm A,B cách nhau một đoạn 10cm trong không khí. Xác định vị trí điểm C sao cho [TEX]\vec{E_1_c}[/TEX]=-[TEX]\vec{E_2_c}[/TEX]
2.Đặt 2 điện tích q1=-8.10[TEX]^{-6}[/TEX]C và q2=4.10[TEX]^{-6}[/TEX]C tại hai điểm A,B cách nhau một đoạn 6cm trong không khí. Xác định vị trí điểm C sao cho 2[TEX]\vec{E_1_c}[/TEX]=-[TEX]\vec{E_2_c}[/TEX] với
[TEX]{E_1_c[/TEX]là điện trường tại q1 [TEX]{E_2_c[/TEX] là điện trường tại q2
3.Tại 2 điểm A và C của 1 hình vuông ABCD cạnh 10cm trong không khí ta đặt 2 điện tích điểm q1=q3=-4.10[TEX]^{-8}[/TEX]C
a)Xác đinh vecto cường độ điện trường tổng hợp [TEX]\vec{E_1_3_D}[/TEX]tại điểm D do q1 và q3 gây ra
b) Phải đặt ở B 1 điện tích q2 có dấu và độ lớn bằng bao nhiên để cường độ điện trường tại D bằng 0
 
G

galaxy98adt

1.Đặt 2 điện tích q1=-36.10[TEX]^{-6}[/TEX]C và q2=4.10[TEX]^{-6}[/TEX]C tại hai điểm A,B cách nhau một đoạn 10cm trong không khí. Xác định vị trí điểm C sao cho [TEX]\vec{E_1_c}[/TEX]=-[TEX]\vec{E_2_c}[/TEX]
Để $\vec E_{1C} = -\vec E_{2C}$ thì C phải nằm ngoài khoảng AB và $E_1 = E_2$. Khi đó, cường độ điện trường tại C bằng 0.
=> $\mid AC - BC \mid = 0,1$
ADCT: $E = k.\frac{\mid Q \mid}{r^2}$
$E_1 = E_2$ => $k.\frac{\mid q_1 \mid}{AC^2} = k.\frac{\mid q_2 \mid}{BC^2}$
<=> $\frac{AC}{BC} = \sqrt{\frac{\mid q_1 \mid}{\mid q_2 \mid}} = 3$
=> $AC = 3.BC$
=> $3.BC - BC = 0,1$ <=> $BC = 0,05 (m)$
Vậy ta đặt C tại vị trí ngoài khoảng AB, cách A $0,15 m$, cách B $0,05 m$ thì thỏa mãn đề bài.


2.Đặt 2 điện tích q1=-8.10[TEX]^{-6}[/TEX]C và q2=4.10[TEX]^{-6}[/TEX]C tại hai điểm A,B cách nhau một đoạn 6cm trong không khí. Xác định vị trí điểm C sao cho 2[TEX]\vec{E_1_c}[/TEX]=-[TEX]\vec{E_2_c}[/TEX] với
[TEX]{E_1_c[/TEX]là điện trường tại q1 [TEX]{E_2_c[/TEX] là điện trường tại q2
Tương tự bài 1 nha bạn!!
Đáp án: Vậy ta đặt C tại vị trí ngoài khoảng AB, cách $A 0,20485 m$, cách $B 0,14485 m$ thì thỏa mãn đề bài.

3.Tại 2 điểm A và C của 1 hình vuông ABCD cạnh 10cm trong không khí ta đặt 2 điện tích điểm q1=q3=-4.10[TEX]^{-8}[/TEX]C
a)Xác đinh vecto cường độ điện trường tổng hợp [TEX]\vec{E_1_3_D}[/TEX]tại điểm D do q1 và q3 gây ra
b) Phải đặt ở B 1 điện tích q2 có dấu và độ lớn bằng bao nhiên để cường độ điện trường tại D bằng 0
picture.php

a)
ADCT: $E = k.\frac{\mid Q \mid}{r^2}$
Ta có: khoảng cách AD và BD bằng nhau và $AD = BD = 0,1 (m)$
=> $E_1 = E_2 = 36000 (V/m)$
=> $\vec E_{13}$ có giá là đường thẳng chứa đoạn BD, chiều từ D -> B.
=> $E_{13} = \sqrt{E_1^2 + E_2^2} = 36000.\sqrt{2} (V/m)$
Vậy vecto cường độ điện trường tổng hợp có chiều từ D -> B và có độ lớn $E_{13} = 36000.\sqrt{2} V/m$
b)
Khoảng cách BD là: $BD = \sqrt{2.AD^2} = 0,1.\sqrt{2} (m)$
Để cường độ điện trường tại D bằng 0 thì:
$\left\{ \begin{array}{l} \vec E_{13} + \vec E_2 = 0 (1) \\ E_{13} = E_2 (2) \end{array} \right.$
Từ (1), ta có: $q_2$ mang dấu dương.
Từ (2), ta có:
$k.\frac{\mid q_2 \mid}{BD^2} = 36000.\sqrt{2}$
<=> $q_2 = \frac{36000.\sqrt{2}.BD^2}{k} = 8.\sqrt{2}.10^{-8} (C)$
Vậy ta phải đặt ở B 1 điện tích $q_2$ mang dấu dương và độ lớn $q_2 = 8.\sqrt{2}.10^{-8} C$ để cường độ điện trường tại D bằng 0
 
Top Bottom