Vật lí điện tích điện trường

Cảnh Nguyên

Học sinh mới
Thành viên
16 Tháng bảy 2017
2
0
1
23
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

hai tấm kim loại phẳng đặt song song tích điện bằng nhau, trái dấu tạo ra điện trường đều đặt giữa 2 tấm kim loại có độ lớn E=10^6(V/m). khoảng cách d=3mm. một e bay vào trong không gian giữa 2 tấm kim loại với vận tốc ban đầu Vo= 10^6(m/s)
a) nếu e bay sát bản âm và vuông góc với bản âm. tìm vận tốc của e khi bay đến bản dương
b) nếu e bay sát bản dương và vuông góc với bản dương. tìm quãng đường e rời xa bản dương nhất
c) nếu e bay sát bản âm và song song với bản âm. tìm vận tốc của e khi về tới bản dương (2 tấm kim loại đủ dài)
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Lực điện tác dụng lên e khi bay vào từ trường là:

[TEX]F = E.q_e[/TEX]. Lưc này gây cho e một gia tốc [TEX]a = \frac{E.q_e}{m_e}[/TEX].

a) Nếu e bay về phía bản dương, gia tốc cùng chiều với vận tốc. Vận tốc lúc sau có thể tính theo công thức: [TEX]V^2 - V_0^2 = 2.a.d[/TEX]

b) Nếu e bay về phía bản âm, gia tốc ngược chiều vận tốc, e cách xa bản dương nhất tại vị trí có vận tốc bằng 0.

[TEX]0^2 - V_0^2 = -2.a.x[/TEX] với x là khoảng cách xa nhất.

c) Nếu e bay song song bản âm, gia tốc vuông góc với vận tốc. Lúc này phân tích chuyển động của e theo 2 phương.

Theo phương vông góc với bản, e chuyển động không vận tốc đầu từ bản âm đến bản dương. Vận tốc khi chạm bản dương tính theo công thức [TEX]V_y^2 = 2.a.d[/TEX]

Theo phương song song với bản, e chuyển động với vận tốc không đổi (vì không có lực tác dụng theo phương này. [TEX]V_y = V_0[/TEX]

Vận tốc khi e chạm bản dương là: [TEX]V = \sqrt{V_y^2 + V_x^2}[/TEX]

Em thay [TEX]q_e, m_e[/TEX] vào là có thể tính được.
 
  • Like
Reactions: Cảnh Nguyên
Top Bottom