Vật lí Điện tích cùng dấu hút nhau???!

Thành Nhân 2

Học sinh mới
Thành viên
7 Tháng mười hai 2017
6
1
6
27
TP Hồ Chí Minh
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là 1 thực nghiệm mình đã thấy nhưng không hiểu vì sao. Khi cho 2 điện tích cùng dấu cọ xát (cụ thể là 2 vật đc tích điện dương) tới một lúc nào đó và đưa chúng lại gần nhau thì chúng hút nhau. Cho mình hỏi thực nghiệm này có chính xác ko? nếu đúng là vậy thì các bạn hãy giải thích dùm mình tại sao!
Cám ơn!
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
theo mình hầu như các kết quả thực nghiệm đều chính xác, nhưng có thể sai xót trong quá trình làm. Còn việc 2 điện tích cùng dấu cọ xát (cụ thể là 2 vật đc tích điện dương) tới một lúc nào đó và đưa chúng lại gần nhau thì chúng hút nhau. thì theo mình là do khi cọ xát thì sẽ có 1 số electron truyền từ điện tích này sang điện tích kia và dẫn đến hiện tượng điện tích này thừa electron và điện tích kia thiếu electron từ đó sẽ có một vật tích điện âm và vật còn lại tích điện dương nên chúng sẽ hút nhau
 
Last edited:

Hoàng Thị Nhung

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2017
544
223
76
23
Vĩnh Phúc
Trường THPT Tam Dương I
Đây là 1 thực nghiệm mình đã thấy nhưng không hiểu vì sao. Khi cho 2 điện tích cùng dấu cọ xát (cụ thể là 2 vật đc tích điện dương) tới một lúc nào đó và đưa chúng lại gần nhau thì chúng hút nhau. Cho mình hỏi thực nghiệm này có chính xác ko? nếu đúng là vậy thì các bạn hãy giải thích dùm mình tại sao!
Cám ơn!
Theo định luật Culông, thì chỉ các vật tích điện mới hút và đẩy nhau.
Trong thực nghiệm mà bạn đã thử thì khi đến 1 giới hạn nào đó (giớii hạn điện môi) 2 vật mang điện tích dương sẽ hút nhau.Vì khi cọ xát các electron sẽ di chuyển từ vật này sang vật khác vật nhận thêm electron mang điện tích âm vật mất bớt electron mang điện tích dương .Nói cách khác, làm nóng vật cọ xát, các electron sẽ chạy hỗn loạn tạo nhiều chỗ trống. Từ đó ta rút ra ban đầu là 2 vật mang điện tích dương nhưng sau khi cọ xát sẽ là 1 vật mang điện âm và 1 vật mang điện dương đồng thời chúng sẽ hút lấy nhau.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Lê Văn Đông

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Theo định luật Culông, thì chỉ các vật tích điện mới hút và đẩy nhau.
Trong thực nghiệm mà bạn đã thử thì khi đến 1 giới hạn nào đó (giớii hạn điện môi) 2 vật mang điện tích dương sẽ hút nhau.Vì khi cọ xát các electron sẽ di chuyển từ vật này sang vật khác vật nhận thêm electron mang điện tích âm vật mất bớt electron mang điện tích dương .Từ đó ta rút ra ban đầu là 2 vật mang điện tích dương nhưng sau khi cọ xát sẽ là 1 vật mang điện âm và 1 vật mang điện dương đồng thời chúng sẽ hút lấy nhau.
không thể khẳng định ban đầu 2 vật tích điện dương bạn nhé, vì 2 điện tích cùng dấu vẫn có thể là điện tích âm mà, ta chỉ có thể xác định sau khi cọ xát chúng tích điện trái dấu thôi
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

Hoàng Thị Nhung

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2017
544
223
76
23
Vĩnh Phúc
Trường THPT Tam Dương I
không thể khẳng định ban đầu 2 vật tích điện dương bạn nhé, vì 2 điện tích cùng dấu vẫn có thể là điện tích âm mà, ta chỉ có thể xác định sau khi cọ xát chúng tích điện trái dấu thôi
Nhưng ban đầu bạn ấy đã mặc định là vậy mà nên mình ms khẳng định và áp dụng thẳng vào luôn .////cụ thể là 2 vật đc tích điện dương////
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

Hoàng Thị Nhung

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2017
544
223
76
23
Vĩnh Phúc
Trường THPT Tam Dương I
Nhưng ban đầu bạn ấy đã mặc định là vậy mà .////cụ thể là 2 vật đc tích điện dương////
theo mình hầu như các kết quả thực nghiệm đều chính xác, nhưng có thể sai xót trong quá trình làm. Còn việc 2 điện tích cùng dấu cọ xát (cụ thể là 2 vật đc tích điện dương) tới một lúc nào đó và đưa chúng lại gần nhau thì chúng hút nhau. thì theo mình là do khi cọ xát thì sẽ có 1 số electron truyền từ điện tích này sang điện tích kia và dẫn đến hiện tượng điện tích này thừa electron và điện tích kia thiếu electron từ đó sẽ có một vật tích điện âm và vật còn lại tích điện âm nên chúng sẽ hút nhau
1 vật tích điện âm,vật còn lại sẽ tích điện dương nên chúng mới hút nhau.Bạn đánh nhầm //nhắc thôi không có ý gì//
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Nhưng ban đầu bạn ấy đã mặc định là vậy mà nên mình ms khẳng định và áp dụng thẳng vào luôn .////cụ thể là 2 vật đc tích điện dương////
đúng là bạn ấy đã mặc định là điện tích dương và mình không để ý kĩ chỗ đó nhưng nếu thế,thì tại sao sau khi bạn giải thích thì bạn lại rút ra được ban đầu 2 điiện tích này là điện tích dương - điều mà bài đã cho từ đầu

1 vật tích điện âm,vật còn lại sẽ tích điện dương nên chúng mới hút nhau.Bạn đánh nhầm //nhắc thôi không có ý gì//
mình đánh nhầm chỗ nào bạn nhỉ?
 
Last edited:
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

Hoàng Thị Nhung

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2017
544
223
76
23
Vĩnh Phúc
Trường THPT Tam Dương I
theo mình hầu như các kết quả thực nghiệm đều chính xác, nhưng có thể sai xót trong quá trình làm. Còn việc 2 điện tích cùng dấu cọ xát (cụ thể là 2 vật đc tích điện dương) tới một lúc nào đó và đưa chúng lại gần nhau thì chúng hút nhau. thì theo mình là do khi cọ xát thì sẽ có 1 số electron truyền từ điện tích này sang điện tích kia và dẫn đến hiện tượng điện tích này thừa electron và điện tích kia thiếu electron từ đó sẽ có một vật tích điện âm và vật còn lại tích điện âm nên chúng sẽ hút nhau

đúng là bạn ấy đã mặc định là điện tích dương và mình không để ý kĩ chỗ đó nhưng nếu thế,thì tại sao sau khi bạn giải thích thì bạn lại rút ra được ban đầu 2 điiện tích này là điện tích dương - điều mà bài đã cho từ đầu
Ak chỗ đó ý mình không phải như bạn nghĩ,mà là từ cái ban đầu rút ra được ý sau,tại mình ghi không rõ bạn hiểu lầm ak.
 
  • Like
Reactions: trunghieuak53

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
cảm ơn bạn đã chỉ lỗi đánh máy của mình.
Ak chỗ đó ý mình không phải như bạn nghĩ,mà là từ cái ban đầu rút ra được ý sau,tại mình ghi không rõ bạn hiểu lầm ak.
ý bạn từ cái ban đầu (2 điện tích dương ) rút ra được ban đầu 2 điện tích này là điện tích dương?
 
  • Like
Reactions: Starter2k

Hoàng Thị Nhung

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2017
544
223
76
23
Vĩnh Phúc
Trường THPT Tam Dương I
cảm ơn bạn đã chỉ lỗi đánh máy của mình.
ý bạn từ cái ban đầu (2 điện tích dương ) rút ra được ban đầu 2 điện tích này là điện tích dương?
Không phải ,ý là vậy nè: ban đầu 2 vật mang điện tích dương điều cho sẵn thì sau khi cọ xát sẽ là 1 vật mang điện âm và 1 vật mang điện dương đồng thời chúng sẽ hút lấy nhau.=> . Khi cho 2 điện tích cùng dấu cọ xát (cụ thể là 2 vật đc tích điện dương) tới một lúc nào đó và đưa chúng lại gần nhau thì chúng hút nhau. Điều này là đúng
 

Thành Nhân 2

Học sinh mới
Thành viên
7 Tháng mười hai 2017
6
1
6
27
TP Hồ Chí Minh
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Để mình nói rõ hơn giúp các bạn không bị mơ hồ. Cụ thể trong thực nghiệm mà mình nói đến (người khác làm, mình chỉ quan sát thôi), ban đầu có 2 vật (2 vật đó nhìn như viên bi ) đều đã đc tích điện dương. Đưa chúng lại gần nhau tất nhiên đẩy nhau. Sau đó người thực hiện mới lấy 2 vật đó cọ xát với nhau và rồi sau một khoảng thời gian, để chúng lại gần nhau thì hút nhau. Nhưng lực hút rất nhẹ (tuy nhiên ở một khoảng cách đủ gần thì vẫn có thể thấy chúng di chuyển lại gần nhau) nên mình nghĩ đó là lực hút tĩnh điện chứ ko phải hít dính chặt với nhau như lực từ của nam châm. Thực nghiệm đó cũng nhằm chứng minh 1 mệnh đề là "2 điện tích cùng dấu vẫn có thể hút nhau" ( kì đó là mình đi triển lãm Vật Lý), nên mình nghĩ ở đây ko có sự gian trá nào, tuy nhiên mình chỉ quan sát chứ chưa kịp nghe giải thích. Vậy rốt cuộc là sao??!
 

Thành Nhân 2

Học sinh mới
Thành viên
7 Tháng mười hai 2017
6
1
6
27
TP Hồ Chí Minh
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Họ (triển lãm) chỉ thực hiện thí nghiệm trên 2 vật đc tích điện dương, họ không làm thêm trường hợp nữa là với vật tích điện âm thì sao, nên mình cũng không biết liệu có cùng kết quả không. Ở quầy triển lãm đó họ để tiêu đề là "thực nghiệm chứng minh 2 điện tích cùng dấu vẫn có thể hút nhau"
 
Top Bottom