Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Tháng Chạp năm Giáp Thân (1-1285), Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông xuống chiếu mở một cuộc hội nghị hết sức quan trọng ở điện Diên Hồng, sử gọi đó là hội nghị Diên Hồng. Tham dự hội nghị này là các vị bô lão, đại diện cho nhân dân cả nước.
Sau thất bại của cuộc xâm lăng lần thứ nhất (1258), và sau nhiều năm xét thấy không thể mua chuộc hay hù dọa triều Trần, cuối năm 1284, vua Nguyên là Hốt Tất Liệt quyết định xua quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai. Lúc này, do cuộc thôn tính Trung Quốc đã xong, đường tiến quân xâm lược của giặc có phần thuận lợi hơn. Với 50 vạn tên từ phương Bắc xuống và với non 10 vạn tên từ phía Nam đánh lên, giặc hi vọng sẽ nhanh chóng bóp nát Đại Việt.
Thấy rõ dã tâm của giặc, ba năm trước đó (1282), triều Trần đã triệu tập quý tộc và tướng lĩnh cao cấp đến họp ở Bình Than để bàn phương hướng chiến lược chống xâm lăng và quyết định việc xây dựng bộ máy chỉ huy chống xâm lăng. Tháng 11 năm 1284, triều Trần lại cử Trần Phủ cầm đầu phái bộ sứ giả sang triều đình nhà Nguyên với mục đích chủ yếu là tìm kế hoãn binh giặc, nhưng việc ấy không thành. Tháng Chạp năm Giáp Thân (1-1285), Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông xuống chiếu mở một cuộc hội nghị hết sức quan trọng ở điện Diên Hồng, sử gọi đó là hội nghị Diên Hồng. Tham dự hội nghị này là các vị bô lão, đại diện cho nhân dân cả nước. Thượng hoàng đích thân ban yến và hỏi các vị bô lão là nên đánh hay nên hòa. Một đời thân phận thấp hèn, tay bùn chân lấm, nay bỗng dưng được triều đình mời vào tận hoàng cung để bàn quốc gia đại sự, tinh thần của các vị bô lão phấn chấn khác thường. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 44 a) chép: "Các cụ bô lão đều nói đánh, muôn người cùng một tiếng, muôn lời như bật ra từ một miệng".
Về cuộc hội nghị độc đáo này, sử thần Ngô Sĩ Liên có lời bàn như sau: "Giặc Hồ vào cướp là nạn lớn của đất nước. Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp bàn, há lại không có kế sách gì chống giặc mà phải đợi ban yến rồi hỏi kế sách ở các bô lão hay sao? Ấy bởi Thánh Tông muốn làm thế để xét lòng thành ủng hộ của dân và cũng để dân nghe lời dụ hỏi mà cảm kích rồi hăng hái lên thôi. Đó là giữ được cái nghĩa của cổ nhân, kính dưỡng người già để xin lời hay vậy" (Đại Việt sử kí toàn thư, bản kỉ, quyển 5, tờ 44 b).
Người kể chuyện xin có một chú thích: Ở đây, giặc Hồ chính là giặc Mông Nguyên.
Theo Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần
Nguồn internet
Sau thất bại của cuộc xâm lăng lần thứ nhất (1258), và sau nhiều năm xét thấy không thể mua chuộc hay hù dọa triều Trần, cuối năm 1284, vua Nguyên là Hốt Tất Liệt quyết định xua quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai. Lúc này, do cuộc thôn tính Trung Quốc đã xong, đường tiến quân xâm lược của giặc có phần thuận lợi hơn. Với 50 vạn tên từ phương Bắc xuống và với non 10 vạn tên từ phía Nam đánh lên, giặc hi vọng sẽ nhanh chóng bóp nát Đại Việt.
Thấy rõ dã tâm của giặc, ba năm trước đó (1282), triều Trần đã triệu tập quý tộc và tướng lĩnh cao cấp đến họp ở Bình Than để bàn phương hướng chiến lược chống xâm lăng và quyết định việc xây dựng bộ máy chỉ huy chống xâm lăng. Tháng 11 năm 1284, triều Trần lại cử Trần Phủ cầm đầu phái bộ sứ giả sang triều đình nhà Nguyên với mục đích chủ yếu là tìm kế hoãn binh giặc, nhưng việc ấy không thành. Tháng Chạp năm Giáp Thân (1-1285), Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông xuống chiếu mở một cuộc hội nghị hết sức quan trọng ở điện Diên Hồng, sử gọi đó là hội nghị Diên Hồng. Tham dự hội nghị này là các vị bô lão, đại diện cho nhân dân cả nước. Thượng hoàng đích thân ban yến và hỏi các vị bô lão là nên đánh hay nên hòa. Một đời thân phận thấp hèn, tay bùn chân lấm, nay bỗng dưng được triều đình mời vào tận hoàng cung để bàn quốc gia đại sự, tinh thần của các vị bô lão phấn chấn khác thường. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 44 a) chép: "Các cụ bô lão đều nói đánh, muôn người cùng một tiếng, muôn lời như bật ra từ một miệng".
Về cuộc hội nghị độc đáo này, sử thần Ngô Sĩ Liên có lời bàn như sau: "Giặc Hồ vào cướp là nạn lớn của đất nước. Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp bàn, há lại không có kế sách gì chống giặc mà phải đợi ban yến rồi hỏi kế sách ở các bô lão hay sao? Ấy bởi Thánh Tông muốn làm thế để xét lòng thành ủng hộ của dân và cũng để dân nghe lời dụ hỏi mà cảm kích rồi hăng hái lên thôi. Đó là giữ được cái nghĩa của cổ nhân, kính dưỡng người già để xin lời hay vậy" (Đại Việt sử kí toàn thư, bản kỉ, quyển 5, tờ 44 b).
Người kể chuyện xin có một chú thích: Ở đây, giặc Hồ chính là giặc Mông Nguyên.
Theo Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần
Nguồn internet