Điện ảnh Việt Nam: Luận bàn về "tính chuyên nghiệp"

T

tuyen_13

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.


Sau đúng 15 năm, ngành Điện ảnh mới lại tổ chức hội thảo toàn quốc bàn về vấn đề nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong sản xuất và phổ biến phim. 22 bản tham luận đọc tại hội thảo (tổ chức ngày 17.7 tại Hà Nội) đã phác dựng bức tranh toàn cảnh của điện ảnh Việt giai đoạn đụng đâu cũng thấy "trì trệ", "tụt hậu", "thiếu chuyên nghiệp", cần được gấp rút nâng cao và đổi mới.

Tính chuyên nghiệp chưa cao vì làm phim trong điều kiện quá khó khăn
Bộ phim “Đừng đốt, trong đó đã có lửa” được đầu tư 11 tỷ đồng nhưng vẫn không thoát khỏi khó khăn do thiếu những thiết bị và vật tư tạo hiệu quả đặc biệt.
Một lần nữa, những chuyện "biết rồi..." của điện ảnh lại được đề cập. Đạo diễn kêu khổ, biên kịch than khổ, quay phim khẳng định "hết chịu nổi" vì cách làm phim chắp vá; các nhà sản xuất bức xúc vì sự xập xệ của hệ thống rạp và sức tấn công ngày càng dữ dội của phim ngoại... Nhiều người "ối" lên khi biết từ nhiều năm nay bất chấp giá cả leo thang chóng mặt, điện ảnh vẫn đang làm phim theo giá được duyệt của năm 1999.
Nhà quay phim Lý Thái Dũng nói: "Trong lúc thế giới quy định số lượng Negative (phim sống để quay phim-P.V), tối thiểu cho 1 phim là 35.000 m, thì ở ta từ 20 năm nay vẫn giới hạn trong khoảng 7.000-8.000 m/phim. Vì thế, đại đa số các cảnh quay chỉ được phép thực hiện 1 lần, cho dù diễn viên sai thoại, diễn không đạt, quay phim chưa ngọt trong khuôn hình và động tác máy cũng hiếm khi quay lại lần 2". Cũng vì kinh phí eo hẹp, nên mặc dù đề tài "ruột" của điện ảnh Việt là phim chiến tranh nhưng không hề có bộ phận chuyên biệt nào cho việc nhập khẩu những vật tư, thiết bị phục vụ những hiệu quả đặc biệt. Hầu hết các vật tư sử dụng trong các cảnh "khói lửa" đều được chế tác trên cơ sở các vật liệu dành cho tập trận và vũ khí thật của quân đội, không an toàn cho diễn viên.
Để chứng minh cho hệ quả của việc ‘thiếu" nên không hiệu quả, nhà quay phim Lý Thái Dũng đưa dẫn chứng là cảnh quay nhân vật chính trong phim Đừng đốt, trong đó đã có lửa (làm về liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm) bị trúng đạn, hy sinh trong một trường đoạn đầy bi tráng, mang tính anh hùng ca nhưng cảnh quay đã không sử dụng được do kíp nổ là loại kíp có sức công phá mạnh, khi nổ đã xé toạc vai áo của diễn viên, để lộ ra một mớ dây dẫn kíp nổ, miếng da bò bảo vệ diễn viên, thậm chí cả ni lon đựng máu giả...
Quay phim có nỗi khổ của quay phim, đạo diễn- vốn được coi là "ông vua trường quay" cũng khổ sở không kém khi phải làm phim trong điều kiện thiếu thốn đủ thứ. Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cho biết, khi làm bộ phim Sống trong sợ hãi anh đã phải dùng một người làm ánh sáng cầm sào thu thanh; dùng một sinh viên quay phim làm kỹ thuật hình; dùng lái xe làm trợ lý đạo diễn để rồi bản thân đạo diễn phải kiêm luôn các công việc của vị trợ lý bất đắc dĩ và trực tiếp dựng lấy bộ phim.
Đồng thanh mổ xẻ sự thiếu chuyên nghiệp của điện ảnh Việt , nhà sản xuất phim Lưu Phước Sang phàn nàn về sự manh mún, lạc hậu của hệ thống phát hành và phổ biến phim; đạo diễn Văn Lê chê phim tài liệu nhạt và ... lắm lời vì sợ đụng chạm nên né tránh những vấn đề nóng trong xã hội; nhà lý luận phê bình điện ảnh Ngô Phương Lan phản ánh lối làm phim kiểu du kích, chụp giật, thậm chí "xẻ thịt" (từ mà chính các nhà làm phim thường dùng) ở phim Việt...
Phải làm gì để nâng cao tính chuyên nghiệp?
Thấu hiểu nỗi khổ của thế hệ đạo diễn kế cận, đạo diễn, NSND Bùi Đình Hạc khẳng định: "Điện ảnh VN đang tồn tại 2 vấn đề thiếu chuyên nghiệp và không đồng bộ trong sản xuất và phổ biến phim; trong nghệ thuật và kỹ thuật. Lâu nay, chúng ta làm phim như một "đàn cá bơi", na ná nhau về đề tài và cách thể hiện nên nhàm chán. Vì thế, một trong những vấn đề của nâng cao chất lượng phim phải là đi tìm cái mới, tìm cho ra và thể hiện nó trên màn ảnh".
Đồng quan điểm với đạo diễn Bùi Đình Hạc, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cho rằng một trong những "đột phá" của cái mới trong sáng tạo chính là phải xác định lại vai trò, vị trí, bản chất công việc của biên kịch và đạo diễn. Quyền lớn nhất của nhà biên kịch là lựa chọn hãng phim và đề xuất đạo diễn thực hiện kịch bản của mình, sau đó phải quên đi khái niệm kiểm soát nó. Bởi, người chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi phương diện của một bộ phim khi ra đời là đạo diễn.
Từ các góc nhìn khác nhau, mỗi nghệ sĩ hiến một kế, bà Ngô Phương Lan đề xuất cần xác định lại mục đích làm phim và đối tượng khán giả; tổ chức các liên hoan phim quốc tế tại VN để tạo môi trường cho các nhà làm phim Việt Nam học hỏi kinh nghiệm và khuyến khích sự cạnh tranh. Ông Nguyễn Văn Nhiêm, Giám đốc Trường quay Cổ Loa khẳng định phải có trường quay mới có điều kiện nâng cao chất lượng phim. Ông Lưu Phước Sang đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng đề án đầu tư chiến lược để hiện đại hoá, chuyên nghiệp hoá hệ thống phát hành và phổ biến phim trên toàn quốc có điều kiện ưu tiên chiếu phim VN. Nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc kiến nghị nên cổ phần hoá các hãng phim thành các Tổng công ty hoạt động đa năng trên nhiều lĩnh vực: sản xuất phim; kinh doanh du lịch; tổ chức thi hoa hậu và các sự kiện nghệ thuật...
Theo Báo Văn hóa
 
T

tuyen_13

Chuyên nghiệp hoá điện ảnh cần bắt đầu từ mọi khâu"

Chuyên nghiệp hoá điện ảnh cần bắt đầu từ mọi khâu"
Điện ảnh vừa là một nghệ thuật vừa là một công nghệ, vì vậy bên cạnh tính sáng tạo, điện ảnh cần thiết phải có một chuẩn mực. Vì vậy, chuyên nghiệp hoá điện ảnh là nhu cầu bức thiết, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới trên mọi mặt, kể cả văn hoá nghệ thuật. Trước nhu cầu đó, sáng 17/7, Cục Điện ảnh đã tổ chức Hội thảo "Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong sản xuất và phổ biến phim".

Hội thảo là cơ hội để giới làm điện ảnh bao gồm các nhà biên kịch, biên tập, đạo diễn, quay phim, cũng như giới học giả, nhà báo chuyên nghiên cứu về điện ảnh có cái nhìn trực diện và tổng quan về những tồn tại của điện ảnh Việt Nam, để từ đó chỉ ra rằng đâu là cách thức để chuyên nghiệp hoá hoạt động tưởng như thuần tuý nghệ thuật này.
Theo ông Lê Tiến Thọ, Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch: Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, điện ảnh Việt Nam còn có những cơ hội và thách thức. Các hãng phim Việt Nam đều làm tốt công tác sản xuất và phổ biến phim. Chính vì thế, việc tổ chức hội thảo này nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong sản xuất phim. Là một nghệ thuật tổng hoà của nhiều nghệ thuật khác, điện ảnh bao giờ cũng đòi hỏi tính chuyên nghiệp rất cao trong tất cả các công đoạn từ sản xuất đến phát hành. Nói như nhà biên kịch Lê Ngọc Minh, Phó Cục trưởng Cục điện ảnh thì "nếu một bài thơ hay mà một chữ dở, một chữ sáo nào đó lỡ chen vào thì bài thơ vẫn "đứng" được nhưng một bộ phim thì không thể, cái dở tồn tại ở khâu này sẽ ảnh hưởng đến khâu kia, có khi làm hỏng cả một tác phẩm". Vì vậy, muốn nâng cao tính chuyên nghiệp thì phải tiến hành nâng cao trong tất cả các khâu này.
Chuyên nghiệp hoá ở khâu kịch bản là vấn đề được nhiều nhà làm phim quan tâm nhất. Bởi suy cho cùng, một kịch bản chuẩn là yếu tố đầu tiên và là hồn cốt để có một bộ phim hay. Thực tế, vì lý do này khác, điện ảnh Việt Nam chưa thực sự có nhiều kịch bản chuẩn. Theo nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, để có một kịch bản điện ảnh có chất lượng, ngoài tài năng, nhà biên kịch phải đầu tư thời gian và tâm sức thật sự, có khi lên đến cả một, hai năm trời cho một bộ phim, trong khi ngày nay họ có quá nhiều mối phân tâm, hay bị mời gọi bởi những lựa chọn khác hấp dẫn và đỡ chông gai hơn. Hay trong một số trường hợp một kịch bản đã hoàn thành khi qua tay đạo diễn lại bị đạo diễn "gọt giũa", "cắt cúp" theo gu của mình hoặc để thể hiện lên phim một cách đỡ tốn công sức nhất. Chưa kể, nhiều kịch bản của điện ảnh Việt được viết bởi các nhà văn, chứ không phải là các nhà biên kịch chuyên nghiệp. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là chúng ta phủ nhận hoàn toàn tài năng của các nhà văn viết kịch bản. Điện ảnh Việt từng có các nhà văn viết kịch bản rất xuất sắc như Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Mạnh Tuấn, Chu Lai, Nguyễn Quang Thiều… dù họ chưa hề trải qua trường lớp đào tạo biên kịch.
Trong khi đó, các nhà quay phim Nguyễn Văn Nhiêu, Lý Thái Dũng, nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc… lại cho rằng một nền điện ảnh không thể gọi là chuyên nghiệp nếu như không có trường quay đa năng. Trong khi, ở các nền điện ảnh tiên tiến như Mỹ, Nga, sau này là Trung Quốc trường quay đa năng đã tồn tại hàng chục năm nay, thậm chí họ có đến hàng chục trường quay như vậy. Hay như các nước láng giềng khu vực như Thái Lan, Hàn Quốc, trường quay đa năng đã đi vào hoạt động, thì khái niệm này ở ta vẫn còn là… ước mơ xa vời! Nghệ sĩ Nhân dân, Hoạ sĩ Phạm Quang Vĩnh ví von một cách chua xót rằng giá như chúng ta có những trường quay rộng lớn và đồng bộ như trường quay Hoành Điếm của Trung Quốc thì đâu phải lo lắng, rối ren khi làm những bộ phim lịch sử hoành tráng cỡ Thái tổ Lý Công Uẩn, hay Trần Thủ Độ.
Là đại diện hiếm hoi từ phía các hãng phim tư nhân, nhà làm phim Lưu Phước Sang lại nhấn mạnh tầm quan trọng trong chuyên nghiệp hoá khâu phát hành phim. Theo Phước Sang, dù các nhà sản xuất có làm những bộ phim chuyên nghiệp và hay đến đâu, nhưng không được quảng bá, tiếp thị một cách bài bản, chuyên nghiệp và không có rạp chiếu thì chẳng ai biết đến phim của mình. Sản xuất và phát hành phim là hai công đoạn khác nhau, nhưng là một thể thống nhất. Có cầu thì phải có cung. Cầu chuyên nghiệp thì cung cũng phải chuyên nghiệp. Hệ thống phát hành phim chuyên nghiệp thì sản xuất tất yếu phải chuyên nghiệp theo. Một minh chứng cho nhận định này là khi phim Việt Nam mang ra chiếu ở nước ngoài, điều đầu tiên các nhà phát hành quan tâm đó là kỹ thuật âm thanh, hình ảnh thế nào, sau đó mới bàn đến nội dung! Một quy trình tưởng như ngược hẳn với tư duy bấy lâu nay của chúng ta, tức là phải xác định được chủ đề phim, diễn viên, sau đó mới là kỹ thuật, hậu kỳ… Theo Phước Sang, cần phải tiến tới xây dựng những tập đoàn phát hành phim thay vì các nhà phát hành manh mún, riêng rẽ như hiện nay.
Nhà quay phim Lý Thái Dũng lại nhìn nhận sự thiếu chuyên nghiệp của điện ảnh Việt ở một góc độ khác. Theo anh, nguyên nhân do là khó khăn về kinh tế, khiến các khâu trong quá trình sản xuất và sáng tạo bị cắt giảm tối đa. Kết quả là chất lượng các bộ phim ngày càng yếu kém, đội ngũ làm điện ảnh bị mai một, chỉ còn lại những công đoạn, những bộ phận tối thiểu không thể cắt bỏ được nữa. Và đương nhiên những cái "tối thiểu" này trở nên chắp vá và nguy hiểm hơn khi các nhà làm phim bị quen và trở nên chấp nhận sự chắp vá này, chắc chắn sự chuyên nghiệp không thể có ở đây.
Thêm nữa, để nâng cao tính chuyên nghiệp còn phải đi sâu, nghiên cứu nắm bắt được hồn cốt cội nguồn văn hoá dân tộc và các thành quả của các nghệ thuật khác mà đời sống văn hoá đương đại của đất nước đang gặt hái được.
Chuyên nghiệp hoá đi đôi với đồng bộ hoá, rõ ràng khi được đầu tư vốn, có trường quay, có tập đoàn phát hành, nhưng con người không được đào tạo bài bản, theo quy chuẩn chuyên nghiệp thì điện ảnh cũng chưa thể có những bộ phim hay. Suy cho cùng vẫn quy về bài toán nguồn vốn và con người. Có thể nói đây không chỉ là bài toán của riêng ngành điện ảnh, mà là nỗi lo chung của mọi ngành kinh tế. Trong tiến trình hội nhập, khi mà thời kỳ "cho không - biếu không" đã qua từ lâu rồi, thiết nghĩ điện ảnh Việt cũng cần phải tính đến nhân tố kinh tế trong quá trình sáng tạo và vận hành của mình.

Theo Vnmedia
 
T

tieuthu258

tt thấy ko thích lắm khi xem phim VN

Diễn viên thì quay đi quay lại toàn là vậy

hầu như phim nào cũng gặp mấy người như thế ^^

diễn xuất với lại đạo diễn có nhìu cảnh xem mờ thấy buồn cuời Cười xong thì nghĩ phim nước mình thật chán :(

.......................
 
V

vananhkc

tớ cũng hok thik phim Việt Nam
Xem mà thương thay cho ngành giải trí của nước nhà
Nhưng mà dạo này còn đỡ,cũng có một vài bộ phim tạm đc.Hjc:(:(:(
 
T

tuyen_13

Phim VIệt Nam đang rất tiến bộ nhé!

Tạm thời vẫn chưa đem ra so sánh với Hàn Quốc TQ vì bố mẹ chúg ta vẫn mê mấy nước này hơn!

Nhưng mấy phim gần đây như CHàng trai Đa cảm hay mới hơn như Vòng Nguyệt quế thu hút mà!

CHứg tỏ phim ta ngày càng chuyên nghiệp! :D
 
G

gioxanh

ôi phim việt nam :))

nghĩ lại thấy quá buồn cười

có nhiều phim công nhận là hay

nhưng có phim em xem tức không chịu được

nội dung thật là quá nhàm chán và hok hề logic
túm lại là tính chuyên nghiệp quá kém
 
N

nicolas89

trời đất phim Vòng nguyệt quế mà hay à? nói chung là tớ thấy cái phim này rõ là dở hơi
 
T

tuyen_13

trời đất phim Vòng nguyệt quế mà hay à? nói chung là tớ thấy cái phim này rõ là dở hơi


b-(b-(b-(Dám chê phim VIệt Nam àh!
Ko ủng hộ thì thôi chứ...:-j

Phim này các cô các chú các bác các cậu các mợ các thím các dì ;)) thích xem lắm..

Máy phim tư nhân hiện nay có phong cách chuyên nghiệp hơn mấy phim nhà nước đầu tư hàng năm nhiều...

Từ khâu chọn diễn viên đến nội dung..

Diễn viên đẹp hơn, nội dung sát thực tế hơn...:)>-
 
T

tieuho0101

Phim Việt Nam huh, thật bùn vì tớ toàn xem phim nc ngoài thui. Với film Việt tớ không có cảm xúc khi xem lắm nên không mấy khi xem.
Nhưng tớ thích một số bộ film cũ, ví dụ Mẹ vắng nhà... tớ xem đi xem lại không biết chán đấy.
Haizzz, giá mà bi h có những bộ phim như thế
 
S

summer_rain_ooo

Xời, Jin thấy phim VN còn hạn chế bởi nhiều thứ lắm: diễn viên, diễn xuất, cảnh... Toàn những cái wan trọng không ah` :(. Có một số phim mà diễn viên đóng cứ nhìn vào ổng kính chả tự nhiên chút nào, rồi nữa, giọng thuyết mình cũng vậy, lanh wanh toàn là giọng j` đâu, như giọng của một đứa trẻ mà nghe chả thấy hồn nhiên tý nào , buồn!!!
 
Top Bottom