N
nhungpro_196
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Giai đoạn khởi đầu
Điện ảnh du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Ngày 28 tháng 12 năm 1895, nền điện ảnh được khai sinh với buổi chiếu của hai anh em Auguste và Louis Lumière tại tầng hầm quán Grand Café ở Paris. Đầu năm 1896, anh em nhà Lumière mở một lớp học trong 6 tháng đào tạo quay phim để truyền bá phát minh mới này. Một trong những học viên đầu tiên đó là Gabriel Veyre, sau khi qua Thượng Hải đã đến Hà Nội. Ngày 28 tháng 4 năm 1899 Gabriel Veyre đã tổ chức buổi chiếu phim đầu tiên[1] tại Hà Nội miễn phí cho công chúng vào xem. Báo L'Avenir du Tonkin số ra ngày 29 tháng 4 năm 1899 xuất bản tại Hà Nội có tường thuật đầy đủ về buổi chiếu phim này.
Sau đó, những buổi chiếu tiếp theo được thực hiện ở các khách sạn, nhà hàng lớn nhân những ngày lễ quan trọng hoặc sự kiện chính trị nào đó. Khán giả điện ảnh hầu hết là các quan chức, viên chức, chủ công ty công nghiệp và doanh nghiệp, đơn vị quân đội Pháp chiếm đóng thuộc địa. Dựa theo một số tài liệu, báo chí, hồi ký thì thỉnh thoảng có một vài buổi chiếu phim ở nơi công cộng cho dân bản xứ mua vé vào xem như các ngày hội, chợ phiên, quay sổ xố. Trên báo chí Việt Nam đã đăng quảng cáo những buổi chiếu phim bán vé tại một số địa điểm công cộng.
Rạp chiếu phim đầu tiên tại Việt Nam là rạp Pathé, do một người Pháp là Arte[2] xây dựng tại Hà Nội, cạnh hồ Hoàn Kiếm, khánh thành ngày 10 tháng 8 năm 1920. Tiếp đó tới rạp Tonkinois bắt đầu từ 1921... Thời ấy, người ta gọi những buổi trình chiếu phim là buổi trình diễn "trò chớp bóng".
Để thiết lập độc quyền khai thác mạng lưới chiếu bóng, ngày 11 tháng 9 năm 1923 người Pháp thành lập hãng Phim và Chiếu bóng Đông Dương (Indochine Films et Cinéma, IFEC) và năm 1930 Công ty Chiếu bóng Đông Dương (Societé des cinéthéâtre d’Indochine). Một số Hoa kiều cũng bỏ vốn xây dựng những rạp nhỏ, chủ yếu chiếu phim thuê của người Pháp và một số ít phim của Hồng Kông, Trung Quốc. Đến năm 1927, tại Việt Nam có 33 rạp chiếu bóng ở các đô thị như Hà Nội 4 rạp, Hải Phòng 2 rạp, Huế 2 rạp, Chợ Lớn 4 rạp, Sài Gòn 4 rạp, Cần Thơ 2 rạp... Một số người Việt Nam bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh mới này. Người đầu tiên là nhà tư sản Vạn Xuân. Năm 1936 ông đã bỏ tiền xây rạp chiếu bóng Olimpia - nay là nhà hát Hồng Hà trên phố Hàng Da ở Hà Nội. Đến năm 1939, số lượng rạp chiếu phim lại Việt Nam lên tới con số 60.
Những năm trước 1930, mỗi rạp chỉ lắp đặt một máy chiếu phim. Khi hết một cuộn phim thì các đèn trong rạp bật sáng và người thợ máy thay cuộn phim mới để chiếu tiếp. Màn ảnh được làm bằng những mảnh vải trắng may lại, xung quanh viền vải xanh thẫm hoặc đen. Khán giả ngồi trên những ghế tựa hoặc ghế băng có dựa lưng bằng gỗ. Sàn phòng chiếu bằng phẳng và màn hình được đặt trên phía cao khiến khán giả bị mỏi cổ khi xem phim. Một vài rạp không có ghế ngồi. Trong hồi ký của mình, Phạm Duy viết: "...rạp Family ở phố Hàng Buồm. Rạp này có hai hạng, coi mặt chính thì phải trả hai xu, coi mặt trái thì chỉ mất nửa tiền, cả hai hạng đều không có ghế, khán giả ngồi xệp xuống đất mà coi". Từ nửa cuối thập niên 1930, một số rạp mới có ban công và sàn được làm dốc, các hàng ghế được bố trí lệch nhau. Các rạp cũng được trang bị quạt máy và phân cấp thành hai loại: sang và bình dân. Những bộ phim đầu tiên được trình triếu ở Việt Nam đều là phim câm. Đến khoảng giữa thập niên 1930, khán giả mới được xem phim nói với bộ phim đầu tiên là Phía Tây không có gì lạ được xây dựng theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Erich Maria Remarque. Nhưng khi đó, để xem được phim nói, chỉ giới trí thức, sinh viên, học sinh trung học mới nghe được tiếng Pháp và đọc được phụ đề Pháp ngữ.
Trong khoảng thời gian Thế chiến thứ hai từ 1939 đến 1945, giao thông đường biển từ Pháp tới Việt Nam bị Đức và Nhật phong tỏa, ảnh hưởng đến việc vận chuyển phim. Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp ở Việt Nam, nắm quyền cai trị Đông Dương. Khoảng thời gian này một số chủ người Pháp bán lại các rạp chiếu bóng cho những người Hoa ở Hà Nội, Sài Gòn. Các chủ người Hoa bắt đầu nhập phim từ Hồng Kông, Singapore vào chiếu ở Việt Nam.
Điện ảnh du nhập vào Việt Nam
Điện ảnh du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Ngày 28 tháng 12 năm 1895, nền điện ảnh được khai sinh với buổi chiếu của hai anh em Auguste và Louis Lumière tại tầng hầm quán Grand Café ở Paris. Đầu năm 1896, anh em nhà Lumière mở một lớp học trong 6 tháng đào tạo quay phim để truyền bá phát minh mới này. Một trong những học viên đầu tiên đó là Gabriel Veyre, sau khi qua Thượng Hải đã đến Hà Nội. Ngày 28 tháng 4 năm 1899 Gabriel Veyre đã tổ chức buổi chiếu phim đầu tiên[1] tại Hà Nội miễn phí cho công chúng vào xem. Báo L'Avenir du Tonkin số ra ngày 29 tháng 4 năm 1899 xuất bản tại Hà Nội có tường thuật đầy đủ về buổi chiếu phim này.
Sau đó, những buổi chiếu tiếp theo được thực hiện ở các khách sạn, nhà hàng lớn nhân những ngày lễ quan trọng hoặc sự kiện chính trị nào đó. Khán giả điện ảnh hầu hết là các quan chức, viên chức, chủ công ty công nghiệp và doanh nghiệp, đơn vị quân đội Pháp chiếm đóng thuộc địa. Dựa theo một số tài liệu, báo chí, hồi ký thì thỉnh thoảng có một vài buổi chiếu phim ở nơi công cộng cho dân bản xứ mua vé vào xem như các ngày hội, chợ phiên, quay sổ xố. Trên báo chí Việt Nam đã đăng quảng cáo những buổi chiếu phim bán vé tại một số địa điểm công cộng.
Rạp chiếu phim đầu tiên tại Việt Nam là rạp Pathé, do một người Pháp là Arte[2] xây dựng tại Hà Nội, cạnh hồ Hoàn Kiếm, khánh thành ngày 10 tháng 8 năm 1920. Tiếp đó tới rạp Tonkinois bắt đầu từ 1921... Thời ấy, người ta gọi những buổi trình chiếu phim là buổi trình diễn "trò chớp bóng".
Để thiết lập độc quyền khai thác mạng lưới chiếu bóng, ngày 11 tháng 9 năm 1923 người Pháp thành lập hãng Phim và Chiếu bóng Đông Dương (Indochine Films et Cinéma, IFEC) và năm 1930 Công ty Chiếu bóng Đông Dương (Societé des cinéthéâtre d’Indochine). Một số Hoa kiều cũng bỏ vốn xây dựng những rạp nhỏ, chủ yếu chiếu phim thuê của người Pháp và một số ít phim của Hồng Kông, Trung Quốc. Đến năm 1927, tại Việt Nam có 33 rạp chiếu bóng ở các đô thị như Hà Nội 4 rạp, Hải Phòng 2 rạp, Huế 2 rạp, Chợ Lớn 4 rạp, Sài Gòn 4 rạp, Cần Thơ 2 rạp... Một số người Việt Nam bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh mới này. Người đầu tiên là nhà tư sản Vạn Xuân. Năm 1936 ông đã bỏ tiền xây rạp chiếu bóng Olimpia - nay là nhà hát Hồng Hà trên phố Hàng Da ở Hà Nội. Đến năm 1939, số lượng rạp chiếu phim lại Việt Nam lên tới con số 60.
Những năm trước 1930, mỗi rạp chỉ lắp đặt một máy chiếu phim. Khi hết một cuộn phim thì các đèn trong rạp bật sáng và người thợ máy thay cuộn phim mới để chiếu tiếp. Màn ảnh được làm bằng những mảnh vải trắng may lại, xung quanh viền vải xanh thẫm hoặc đen. Khán giả ngồi trên những ghế tựa hoặc ghế băng có dựa lưng bằng gỗ. Sàn phòng chiếu bằng phẳng và màn hình được đặt trên phía cao khiến khán giả bị mỏi cổ khi xem phim. Một vài rạp không có ghế ngồi. Trong hồi ký của mình, Phạm Duy viết: "...rạp Family ở phố Hàng Buồm. Rạp này có hai hạng, coi mặt chính thì phải trả hai xu, coi mặt trái thì chỉ mất nửa tiền, cả hai hạng đều không có ghế, khán giả ngồi xệp xuống đất mà coi". Từ nửa cuối thập niên 1930, một số rạp mới có ban công và sàn được làm dốc, các hàng ghế được bố trí lệch nhau. Các rạp cũng được trang bị quạt máy và phân cấp thành hai loại: sang và bình dân. Những bộ phim đầu tiên được trình triếu ở Việt Nam đều là phim câm. Đến khoảng giữa thập niên 1930, khán giả mới được xem phim nói với bộ phim đầu tiên là Phía Tây không có gì lạ được xây dựng theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Erich Maria Remarque. Nhưng khi đó, để xem được phim nói, chỉ giới trí thức, sinh viên, học sinh trung học mới nghe được tiếng Pháp và đọc được phụ đề Pháp ngữ.
Trong khoảng thời gian Thế chiến thứ hai từ 1939 đến 1945, giao thông đường biển từ Pháp tới Việt Nam bị Đức và Nhật phong tỏa, ảnh hưởng đến việc vận chuyển phim. Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp ở Việt Nam, nắm quyền cai trị Đông Dương. Khoảng thời gian này một số chủ người Pháp bán lại các rạp chiếu bóng cho những người Hoa ở Hà Nội, Sài Gòn. Các chủ người Hoa bắt đầu nhập phim từ Hồng Kông, Singapore vào chiếu ở Việt Nam.
Nguồn: Vikipedia
Last edited by a moderator: