Điểm danh những phim truyền hình dở nhất trên giờ vàng

N

nh0k_08

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ngoài một số ít bộ phim có chất lượng, tạo được tiếng vang và được khán giả đón nhận nồng nhiệt như: Ma làng, Gió làng kình... thì hầu hết những bộ phim giớ vàng đều kém chất lượng, chưa đáp ứng được thị hiếu khán giả.


Khung giờ vàng dành cho phim truyền hình Việt trên hai kênh sóng VTV1 và VTV3 không thể phủ nhận đã mang tới một làn gió mới cho khán giả trong việc xem, cảm nhận, đánh giá về phim Việt trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên ngoài một số ít bộ phim có chất lượng, tạo được tiếng vang và được khán giả đón nhận nồng nhiệt như: Ma làng, Gió làng Kình, Ngõ lỗ thủng… thì hầu hết những bộ phim khác đều kém chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu khán giả đó còn là chưa nói tới có một số phim thực sự trở thành những màn “tra tấn” người xem.

1. Có lẽ nào ta yêu nhau - Đạo diễn Tống Thành Vinh

Nếu nói bộ phim nào không xứng đáng chiếu trên giờ vàng nhất có lẽ câu trả lời dành cho “Có lẽ nào ta yêu nhau”. Dù được Việt hóa từ bộ phim truyện thẫm đẫm nước mắt, từng làm lay động bao trái tim của các fan xứ Kim chi thì bộ phim phiên bản Việt Nam vẫn khiến người xem thất vọng tràn trề.


Được quảng cáo là khai phá nhiều nét mới với tư duy làm phim sáng tạo, hiện đại của đaọ diễn Tống Thành Vinh nhưng xem phim khán giả không nhìn thấy những điều ấy đâu ngoài cảm giác tẻ nhạt, chậm chạp mà phim mang tới. Một bộ phim nhàn nhạt, thiếu màu sắc lại được cộng thêm với khả năng diễn xuất kém của dàn ngôi sao lấn sân. Thực sự “Có lẽ nào ta yêu nhau” đã làm giờ vàng phim Việt một thời gian trở nên thiếu sức sống hơn hẳn.

2. Cô nàng bất đắc dĩ – Đạo diễn Hồng Ngân

Sau khi khán giả thờ phào nhẹ nhõm vì kết thúc “Có lẽ nào ta yêu nhau” như được giải thoát thì chỉ một thời gian ngắn sau, màn "tra tấn" trên giờ Vàng lại bắt đầu với sản phẩm hoang tưởng “Cô nàng bắt đắc dĩ”. Bộ phim này có một dàn chân dài đình đám như Vũ Thu Phương, Huy Khánh, Thanh Hoài… nhưng cũng không thể nào giúp nó thoát khỏi thất bại.

Kịch bản nhiều sạn, diễn xuất như trả bài của chân dài Vũ Thu Phương, nhiều tình tiết phi lô-gic… là những điểm mấu chốt để khán giả loại tác phẩm khỏi màn hình ti vi.

3. Ngôi nhà hạnh phúc – Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng

Nếu loại “Ngôi nhà hạnh phúc” khỏi danh sách này thì quả là một sự bất công với người xem truyền hình. Mặc dù luôn miệng nói phiên bản Việt hóa đã làm được nhiều điều tốt hơn phiên bản cũ nhưng Vũ Ngọc Đãng cũng không thoát được búa rìu dư luận. Có lẽ cái bóng quá lớn của phiên bản gốc đã phần nào làm cho những nỗ lực của đạo diễn “ngông” trở nên vô ích. Nhưng như thế không có nghĩa là “Ngôi nhà hạnh phúc” thực sự tốt. Cái tốt duy nhất trong phim có lẽ là diễn xuất của Hiếu Hiền và Tường Vi hóm hỉnh, vui nhộn đã giúp cho khán giả xem phim thoát được bệnh “trầm cảm”.

Còn lại là sự đều đều trong diễn biến chuyện, sự “phô” đến kệch cỡm trong diễn xuất của Thủy Tiên, Lam Trường, sự “vô duyên” quá đáng của Lương Mạnh Hải, Minh Hằng… Tóm lại “Ngôi nhà hạnh phúc” có đầy đủ yếu tố của một bộ phim... dở.

4. Mặt nạ hoàn hảo – Đạo diễn Nguyễn Tiến Dũng

Phim hình sự Việt Nam luôn luôn khiến khán giả biết trước kết quả dù nguyên nhân trong phim vẫn đang được các chiến sĩ công an trong phim truy tìm. “Mặt nạ hoàn hảo” cũng bị rơi vào tình trạng đó. Làm phim hình sự nhưng không có điểm nhấn, không có nhiều tính tiết để khán giả phải hồi hộp, lo sợ và cảm thấy bị hấp dẫn vào phim.



Bộ phim chậm chạp, diễn viên diễn xuất đều đều và mắc quá nhiều lỗi sơ đẳng của một tác phẩm hình sự đơn thuần. Ngồi xem phim khán giả chỉ ước ao giá như hung thủ đừng bị bắt dễ thế, có lẽ họ sẽ đỡ thất vọng hơn…

5. Cuồng phong – Đạo diễn Bùi Huy Thuần

Lại là một bộ phim hình sự nữa cũng mắc chung bệnh với “Mặt nạ hoàn hảo”. “Cuồng phong” có độ dài gấp 3 lần so với phim của đạo diễn trẻ Nguyễn Tiến Dũng và như vậy cũng có nghĩa là sự dề dà, nhiều thoại, ít chi tiết giàu sức nặng của nó cũng được tăng lên gấp mấy lần.



Xem phim này khán giả phải cúi đầu khâm phục trí tưởng tượng phong phú của các nhà làm phim trong việc truy bắt tội phạm. Nhà báo đi phá án thì cố ra vẻ nhõng nhẽo, trẻ con, nũng nịu. Còn các chiến sĩ công an đi bắt tội phạm thì lo dỗ dành nữ phóng viên nhiều hơn quan tâm đến vụ án. Tội phạm và công an diễn xuất đều lên gân, quá cứng, trẻ con thì như “bà già” ngồi hỏi chuyện.
 
D

donquanhao_ub

Cô nàng bất đắc dĩ No.1 :))...........................................................................................................................
 
Top Bottom