Địa địa

G

ginny96

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu hỏi ôn tập
câu 1: Chứng minh rằng địa hình đồi núi nước ta có sự phân hóa rất đa dạng , phức tạp
Câu 2:Địa hình nước ta có mức độ chia cắt lớn biểu hiện như thế nào? vì sao?
Câu 3: So sánh và giải thích đặc điểm 2 vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc
 
S

songthuong_2535

Câu hỏi ôn tập
câu 1: Chứng minh rằng địa hình đồi núi nước ta có sự phân hóa rất đa dạng , phức tạp
Câu 2:Địa hình nước ta có mức độ chia cắt lớn biểu hiện như thế nào? vì sao?
Câu 3: So sánh và giải thích đặc điểm 2 vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc

Giải:

Câu 1:
- Cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế trong cảnh quan chung của thiên nhiên nước ta.
- Cảnh quan đồi núi thay đổi nhanh chóng theo quy luật đai cao.
- Thiên nhiên rất phức tạp (do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi). Thể hiện sự phân hoá thiên nhiên từ Đông-Tây Bắc Bộ và Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.
- Địa hình núi được phân chia làm bốn vùng núi chính: - Vùng núi Tây Bắc: Trong đại Tân sinh, chịu ảnh hưởng của vận động tạo sơn Himalaya, vùng núi Tây Bắc được nâng lên mạnh nhất ở Việt nam, biên độ nâng nhỏ dần về phía đông nam. Hệ quả của hoạt động này là sự hình thành khối núi cao nhất ở Việt Nam (Phanxipăng cao 3143m), sự phân bậc địa hình và hướng nghiêng Tây Bắc - Đông Nam. Vùng Tây Bắc hiện lên với 3 mạch núi lớn, phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn với khối núi cao đồ sộ Phanxipan, phía Tây là địa hình núi trung bình dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt Lào, ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu và tiếp nối những đồi sót trên đồng bằng Ninh Bình - Thanh Hóa. Chạy giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng như sông Đà, sông Mã, sông Chu và các vùng trũng, nhiều nơi mở rộng thành cánh đồng như ở Nghĩa Lộ, Điện Biên...
- Vùng núi Trường Sơn Bắc (từ phía nam sông Cả đến đèo Hải Vân): Trường Sơn Bắc cũng là hệ núi gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với địa thế cao ở hai đầu và thấp ở đoạn giữa. Phía Bắc, vùng thượng du Nghệ An là dãy núi Pu Xailaileng (2711m), Rào Cỏ (2136m) chạy dọc biên giới Việt - Lào. Đoạn giữa, địa hình vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị hạ thấp dưới 1000m. Phía Nam, tại vùng núi Tây Thừa Thiên, địa hình lại đội cao xấp xỉ 1500m. Mạch núi cuối cùng, dãy Bạch Mã đâm ra biển ở vĩ tuyến 16oB làm ranh giới với Trường Sơn Nam và cũng là bức chắn ngăn cản khối khí cực đới sâu xuống phương Nam.
Khác với địa hình núi Tây Bắc thấp dần về phía Đông Nam, địa hình Trường Sơn dựng cao, tạo nên hai sườn không đối xứng, sườn tây thoải dần về sông Mê Công, sườn đông dốc nghiêng xuống đồng bằng ven biển khiến cho sông ngòi đào xẻ dữ dội, nhiều sông ngắn dốc, đổ thẳng ra biển theo hướng Tây - Đông.​
- Vùng núi Trường Sơn Nam: Do ảnh hưởng của khối nền cổ Kon Tum, các dãy núi tạo nên một cánh cung lớn theo hướng kinh tuyến lưng lồi ra Biển Đông. Trường Sơn Nam gồm các khối núi và các cao nguyên. Khối núi Kon Tum và khối núi Cực Nam Trung Bộ nằm ở hai đầu có địa hình mở rộng và nâng cao. Đoạn giữa, dãy núi Bình Định thu hẹp và trũng hẳn xuống, mở ra các cao nguyên Plêyku, Đắc Lắc rộng lớn ở phía Tây tiếp nối với các cao nguyên Mơ Nông, Di Linh, Đông Nam Bộ ở phía Nam. Địa hình núi đổ xô về mạn đông để vượt lên những đỉnh cao trên 2000m, tạo nên thế chênh vênh của đường bờ biển với những sườn dốc đứng và dải đồng bằng ven biển thắt hẹp. Tương phản với địa hình núi phía Đông, các cao nguyên badan ở phía Tây có địa hình tương đối bằng phẳng, làm thành các bề mặt cao 500 - 800 -1000m. Tính chất bất đối xứng giữa hai sườn đông - tây ở địa hình Trường Sơn Nam còn biểu hiện rõ hơn Trường Sơn Bắc.
- Vùng núi vòng cung Đông Bắc: Sự sắp xếp theo hình cánh cung của địa hình Đông Bắc là sự tiếp nối các cánh cung Đông Nam Trung Hoa, với độ cao hạ thấp, trung bình chỉ còn 500 - 1000m. Hướng cánh cung của hệ sơn văn ở đây và địa hình chủ yếu là núi thấp có liên quan đến nền Hoa Nam.
Hệ núi Đông Bắc hiện ra với 5 cánh cung lớn, chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía Bắc và Đông. Đó là các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và cánh cung ven biển Hạ Long. Địa hình Đông Bắc cũng theo hướng nghiêng chung Tây Bắc - Đông Nam. Những đỉnh cao trên 2000m nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy như Tây Côn Lĩnh 2431m, Kiều Liêu Ti 2403m. Giáp biên giới Việt - Trung là địa hình cao của các khối núi đá vôi ở Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 - 600m, giáp đồng bằng là vùng đồi trung du dưới 100m. Theo hướng vòng cung của các dãy núi là hướng vòng cung của các dòng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.


Câu 2:

Lãnh thổ Việt Nam phần trên đất liền gồm ba miền tự nhiên (có những đặc điểm địa hình, động thực vật, khí hậu chung trong miền), đó là: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ; Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Đặc điểm cơ bản của vùng này là: có quan hệ mật thiết với Hoa Nam (Trung Quốc) về mặt địa chất - kiến tạo và chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc.
Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao trung bình 600m. Hướng vòng cung của các dãy núi và các thung lũng sông là nét nổi bật trong cấu trúc sơn văn của miền. Địa hình cacxtơ khá phổ biến. Hướng nghiêng chung là tây bắc - đông nam với các bề mặt địa hình thấp dần ra biển và sự hợp lưu của các dòng sông lớn khiến cho đồng bằng mở rộng.
Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
Tài nguyên khoáng sản: giàu than, sắt, thiếc, vonfram, chì, bạc, kẽm, vật liệu xây dựng,... Vùng thềm lục địa Bắc Bộ có bể dầu khí sông Hồng.
Sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh. Đặc điểm này được thể hiện ở sự hạ thấp đai cao cận nhiệt đới (có nhiều loài cây phương Bắc) và sự thay đổi cảnh qua thiên nhiên theo mùa.
Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn cao của thời tiết là những trở ngại lớn của vùng.

  • Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là phần phía Nam của sông Hồng tới phía Bắc dãy núi Bạch Mãhttp://vi.wikipedia.org/wiki/Núi_Bạch_Mã. Miền này cũng chia làm ba khu, gồm khu Hoàng Liên Sơn, khu Tây Bắc và khu Hòa Bình -Bắc Trung Bộ.

  • Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là phần phía Nam dãy núi Bạch Mã.
=> Các dãy núi chạy dài, chia cắt mảnh đất miền Trung thành các ô đồng bằng nhỏ hep => Đbằng duyên hải miền trung
Câu 3:
*Địa hình núi vùng Đông Bắc:
+Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông.
+Núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, cùng với sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.
+Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng Tây Bắc-Đông Nam.
+Những đỉnh núi cao trên 2.000 m ở Thương nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-Trung là các khối núi đá vôi cao trên 1.000 m ở Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là đồi núi thấp, cao trung bình 500-600 m
* Địa hình núi vùng Tây Bắc:
+Giữa sông Hồng và sông Cả, địa hình cao nhất nước ta, hướng núi chính là Tây Bắc-Đông Nam (Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh…)
+Hướng nghiêng: thấp dần về phía Tây
+Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, có đỉnh Fan Si Pan cao 3.143 m. Phía Tây là núi trung bình dọc biên giới Việt-Lào như Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh. Ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông (sông Đà, sông Mã, sông Chu…)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom