[Địa] Thảo luận nào.

L

letrang3003

Màu xanh lơ của bầu trời, các nhà vật lý giải thích, là do các tia sáng xanh bị bẻ cong đi nhiều hơn tia sáng đỏ. Nhưng sự cong thêm này – còn gọi là hiện tượng tán xạ - cũng mạnh không kém ở các tia tím, vậy tại sao bầu trời không phải là màu tía!

Câu trả lời, được giải thích đó là do mắt của người quan sát.

Ánh sáng trắng được tạo thành từ tất cả các màu trong cầu vồng. Khi ánh sáng Mặt trời đi vào bầu trời khí quyển Trái đất, gặp phải các phân tử nhỏ nitơ và ôxy trên bầu trời, nó bị tán xạ, hoặc khúc xạ. Các tia sáng có bước sóng ngắn nhất (xanh và tím) bị tán xạ mạnh hơn các tia sáng có bước sóng dài (đỏ và vàng). Vì thế, khi chúng ta nhìn theo một hướng trên bầu trời, chúng ta nhìn thấy những bước sóng bị bẻ cong nhiều nhất, thường là cuối dải màu xanh.
Cách lý giải truyền thống về bầu trời xanh là ánh sáng Mặt trời bị tán xạ - các bước sóng ngắn hơn thì tán xạ mạnh hơn các tia sóng dài. Song thực tế, một nửa lời giải thích thường bị bỏ qua: đó là bằng cách nào măt chúng ta nhận được phổ này.

Mắt người nhìn được màu sắc là nhờ vào 3 loại tế bào hình nón trên võng mạc. Mỗi loại cảm nhận tương ứng với một loại ánh sáng có bước sóng khác nhau: dài, vừa và ngắn. “Bạn sẽ cần cả ba loại tế bào này mới nhìn màu chính xác được”.

Khi một bước sóng ánh sáng đi đến mắt, tế bào hình nón sẽ gửi một tín hiệu tới não. Nếu ánh sáng xanh dương với các gợn sóng ngắn, tế bào nón sẽ phát tín hiệu để não nhìn ra màu xanh. Nếu là sóng đỏ với các bước sóng dài, não sẽ nhìn thấy màu “đỏ”.
Tuy nhiên cả ba loại tế bào nón trên *** nhạy cảm trên một khoảng rộng, có chỗ chồng chập lên nhau, điều đó có nghĩa là hai phổ khác nhau có thể gây ra cùng một phản ứng ở một nhóm các tế bào nón. Chẳng hạn nếu một sóng đỏ và sóng xanh lục đi vào mắt cùng lúc, các tế bào nón khác nhau sẽ gửi một tín hiệu mà não dịch ra là màu vàng.

Màu cầu vồng đa sắc của bầu trời khi đi vào mắt người sẽ được cảm nhận tương tự như sự chồng chập của ánh sáng xanh dương “nguyên chất” với ánh sáng trắng. Và đó là lý do vì sao bầu trời xanh lơ - hoặc gần như vậy.

Mắt của bạn không thể phân biệt sự khác nhau giữa phổ tổng hợp xanh dương – tím với hỗn hợp của ánh sáng xanh dương nguyên chất và ánh sáng trắng.

Trong mắt các loài động vật khác, màu của bầu trời lại khác hẳn. Trừ người và một số loài linh trưởng, hầu hết động vật chỉ có hai loại tế bào hình nón thay vì ba. Ong mật và một số loài chim nhìn ở bước sóng cực tím - loại bước sóng vô hình trước con người.
Nguồn : truongton.net
 
C

candy20ck8

nhầm :D
đây là boss địa nhỉ
Những tia sáng mặt trời phân tán khi chúng đi vào tầng khí quyển.Tia màu xanh bị phân tán nhiều nhất.Nó làm bầu trời có màu xanh.Tại sao? Những phân tử nitơ và oxi, chiếm khoảng hơn 98% các khí, vừa đủ lớn để phân tán ánh sáng xanh.Ánh sáng từ mặt trời có màu trắng, điều đó có nghĩa là nó chứa tất cả các màu(bạn có thể thấy các màu qua cầu vòng).Nhưng màu xanh bị phản lại bởi các phân tử khí, và đi vế mọi hướng.Bất kể hướng nào bạn nhìn vào ban ngày, ánh sáng xanh luôn hướng về bạn , trừ phi mây che phủ bầu trời.

Ánh sáng vàng bị phân tán ít hơn, vì thế mặt trời luôn có màu vàng.

Nhưng khi khi mặt trời mới mọc hoặc khi sắp lặn nó lại có màu đỏ.Tại sao? Khi đó ánh sáng phải di chuyển 1 đoạn đường xa hơn đến Trái Đất.Nhiều màu xanh và vàng bị phân tán hơn.Màu đỏ bị phân tán ít nhất.Nên trái đất nhận nhiều ánh sáng đỏ nhất.Đó là lý do tại sao mặt trời có màu đỏ.
 
T

truongtrang12

Đây cũng chưa phải là nguyên nhân chính. Thử suy nghĩ tiếp xem .

p/s :
@ all : Đây là vấn đề đưa ra để thảo luận nên mọi người cần tìm hiểu sâu về nó chứ không được coppy- past trên google.Thất vọng vô cùng .

@letrang3003 em cần rút kinh nghiệm ngay!
 
L

letrang3003

Ủa nhưng mà tùm trên G em thấy cũng có lí nên post lên , thật sự em ko bít diễn tả điều mình bít thế nào đây :(. Thấy bài kia cũng đúng . Em thấy mặt trời có màu xanh là do mắt của người ý của em là vậy :D
 
T

truongtrang12

Ủa nhưng mà tùm trên G em thấy cũng có lí nên post lên , thật sự em ko bít diễn tả điều mình bít thế nào đây :(. Thấy bài kia cũng đúng . Em thấy mặt trời có màu xanh là do mắt của người ý của em là vậy :D
Em bảo là em thấy nó có lí. Vậy em hiểu được gì ?

Em hiểu được gì thì viết lại bài cho chị.
Các tia sáng có bước sóng ngắn nhất (xanh và tím) bị tán xạ mạnh hơn các tia sáng có bước sóng dài (đỏ và vàng). Vì thế, khi chúng ta nhìn theo một hướng trên bầu trời, chúng ta nhìn thấy những bước sóng bị bẻ cong nhiều nhất, thường là cuối dải màu xanh.

Em giải thích điều trên cho chị.

p/s: Nhớ lần sau không được coppy-past
 
L

letrang3003

Tại sao bầu trời lại có màu xanh ? điều này đều liên quan đến mắt của chúng ta tiếp nhận được nó , cảm nhận được và nhờ cơ quan thần kinh báo cho ta bít những điều vừa thu nhân đó là hình ảnh( màu sắc và trạng thái của vật) và âm thanh. Nhưng tại sao chúng ta lại biết bầu trời có mau xanh ?theo em được bít thì mắt người cấu tạo gồm con ngươi , cung mạc tròng trắng ,mi mắt trên , giác mặc tròng đen ,lông mi. nhưng tại sao mắt người lại nhận bít được màu sắc ? như theo tìm hiểu điều đó dựa vào 3 loại tế bào hình nón trên võng mạc --> chúng ta nhìn thấy màu sắc chính xác .Khi chúng ta nhin lên bầu trời mắt sẽ cảm nhận no dựa trên 3 loại tế bào hình nón và nhìn trên một khoảng rộng thì màu sắc ta cảm nhận được sẽ bị chồng lên nhau .Từ đó giúp ta thấy được các màu sắc pha lẫn với nhau tạo thành màu #.CŨng tương tự như vậy khi ta nhìn lên bầu trời sẽ làm ta cảm nhận được bầu trời có màu xanh . Nhưng bầu trời có màu xanh khi co ánh sáng trắng .Nếu ko có thi bầu trời có màu gì ?
Còn
Trích:
Các tia sáng có bước sóng ngắn nhất (xanh và tím) bị tán xạ mạnh hơn các tia sáng có bước sóng dài (đỏ và vàng). Vì thế, khi chúng ta nhìn theo một hướng trên bầu trời, chúng ta nhìn thấy những bước sóng bị bẻ cong nhiều nhất, thường là cuối dải màu xanh.
điều này em chưa được học ! nên cũng thế giải thích nổi :((
 
T

truongtrang12

Tìm hiểu thử đi cưng. Cái này hay đó. Tuy nhiên nguyên nhân của nó hình như sai mất òy. Tiếp tục đưa ra ý kiến.

p/s Trang srr. Lâu ời không vào đây quên mất tiêu cái pic này:(
 
H

hotgirlthoiacong

bầu trời có màu xanh là do chứa khí N2 thj` phải, hình như cô bảo vậy ( chị chỉ nhớ thoáng thôi)
 
T

truongtrang12

Đâu có nhỉ. Một nguyên nhân cũng đơn giản thôi. letrang3003 nói có phần đúng nhưng còn thiếu. Thử liên hệ giữa nước biển và bầu trời xem sao nhể;))
 
Top Bottom