Địa 12 Địa lý tự nhiên

Nguyễn Bảo Trung

Học sinh mới
Thành viên
11 Tháng chín 2021
3
9
6
20
Nghệ An
Trường THPT chuyên Đại học Vinh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Vì sao khí hậu nước ta lại mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?
Câu 2: Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.
Câu 3: Vì sao địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật nước ta lại mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần này như thế nào?
Câu 4: Nêu đặc điểm của mỗi miền địa lí tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên của mỗi miền?
Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ của nước ta.
Câu 6: Trình bày hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam. Nêu một số biện pháp phòng chống bão.
 

Kiều Anh.

Cựu TMod Địa
Thành viên
30 Tháng mười hai 2020
1,208
5,414
511
Hà Nội❤️
Hà Nội
..................
Vì sao khí hậu nước ta lại mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?
Vì nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc, khu vực gió mùa điển hình châu Á và có vùng biển rộng lớn, chính vị trí đó đã làm cho khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.

Gió mùa mùa đông:
- Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, di chuyển theo hướng Đông Bắc nên là gió mùa Đông Bắc.
- Phạm vi hoạt động và tính chất:
+ Gió mùa Đông Bắc hoạt động từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, đem lại một mùa đông lạnh và kéo dài ở miền Bắc;
+ Di chuyển xuống phía Nam, gió suy yếu dần, bớt lạnh và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.
Gió mùa mùa hạ:
- Thời gian: từ tháng 5 đến tháng 10 hướng Tây Nam.
- Phạm vi và tính chất:
+ Nửa đầu mùa hạ: gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Sau đó vượt dãy Trường Sơn gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho vùng đồng bằng ven biển miền Trung và phía Nam khu vực Tây Bắc.
+ Giữa và cuối mùa hạ : gió mùa Tây Nam hoạt động. Vượt qua vùng biển xích đạo trở nên nóng ẩm và gây mưa lớn kéo dài cho vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta.
Hệ quả:
- Tạo ra sự phân mùa khí hậu:
+ Miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.
+ Ở miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.
- Giữa Tây Nguyên mưa mùa hạ và đồng bằng ven biển Trung Bộ mưa thu đông .
Vì sao địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật nước ta lại mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần này như thế nào?
- Tính chất nhiệt đới:
Vị trí địa lí của nước ta: điểm cực Bắc gần chí tuyến Bắc (23o23'B), điểm cực Nam nằm cách Xích đạo không xa (8o34'B). Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên nền nhiệt cao lượng bức xạ lớn.
- Tính chất gió mùa
Nước ta nằm ở rìa đông của lục địa Á - Âu, trung tâm của khu vực gió mùa châu Á, nơi giao lưu của các khối khí hoạt động theo mùa nên tính chất gió mùa thể hiện rất rõ.
=> T/c nhiệt đới gió mùa
Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần:
+ Địa hình
- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông, rìa phía ĐN đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía TN đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm.
+ Sông ngòi
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng chủ yếu là sông nhỏ.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
- Chế độ nước theo mùa: nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa.
Nêu đặc điểm của mỗi miền địa lí tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên của mỗi miền?
........
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ của nước ta.
- Giới hạn: Phía tây - tây nam dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.
- Các đặc điểm cơ bản
+ Địa hình:
Đồi núi thấp chiếm ưu thế
Địa hình bờ biển đa dạng
+ Khí hậu, thực vật, cảnh quan: gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh làm hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loài thực vật phương Bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.
+ Tài nguyên khoáng sản: giàu than đá, đá vôi, thiếc, kẽm,....
+ Trở ngại của tự nhiên: khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.
Trình bày hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam. Nêu một số biện pháp phòng chống bão.
Hoạt động :
- mùa bão bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11.
- Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của hai tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong mùa.
- Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam. Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ.
-Trung binh mỗi năm có 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta, năm nhiều có 8 - 10 cơn.
Hậu quả :
- Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 - 10m, có thể làm lật úp tàu thuyền.
- Gây ngập mặn vùng nước biển. Nước dâng tràn kết hợp với nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng.
- Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc ...
Biện pháp phòng chổng:
- Dự báo được khá chính xác quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão.
- Khi có bão, các tàu thuyền trốn biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn.
- Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân.
........
Bạn tham khảo thêm ở Hệ thống hóa kiến thức Địa 12
Nếu còn thắc mắc gì về câu trả lời hãy trao đổi xuống phía dưới. Chúng mình sẽ hộ trợ giải đáp nhanh nhất có thể. Chúc bạn học tốt!:Tonton22
 
Top Bottom