[Địa Lý 9] Đề cương ôn tập HK2

Status
Không mở trả lời sau này.
V

vn02634915

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hiện tại là 20/4 tớ thi rồi mà bây giờ môn địa mới đc phát đề cương nên có bạn hoặc anh (chị) nào giúp tớ dùm cái này với. Tớ biết đề cương phải tự làm nhưng mà thời gian ko có nên đành chịu thôi :p


A/ Lý thuyết
I/ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

1. Nêu đặc điểm tự nhiên, tiềm năng kinh tế trên đất liền (có các loại khoáng sản chính nào? Kể tên các mỏ dầu khí hiện đang được khai thác của vùng?)

2. Kể tên các trung tâm kinh tế lớn và các ngành công nghiệp chủ yếu?

3. Giải thích vì sao ĐNB lại có thế mạnh rất lớn về trồng cây công nghiệp lâu năm? (xem bảng 32.2 SGK, nắm rõ vị trí trồng các cây công nghiệp)

II/ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

4. Dựa vào bảng 35.2 SGK nhận xét ngành công nghiệp nào phát triển mạnh nhất, giải thích vì sao ngành này lại phát triển mạnh?

5. Do đâu vùng ĐBSCL có thế mạnh về phát triển nuôi trồng và chế biến thủy sản?

6. Dựa vào hình 36.3 SGK xác định các cơ sở công nghiệp chính ( hàng xuất khẩu chủ lực của vùng là gì? )

7. Nêu mặt thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển ngành thủy sản ở ĐBSCL?

III/ PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN

8. Nước ta có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành kinh tế biển?

9. Nước ta có những quần đảo lớn nào? Thuộc tỉnh nào?

10. Bằng sự hiểu biết của bản thân, kết hợp kiến thức đã học, hãy nhận xét về tài nguyên hiện nay và vấn đề ô nhiễm môi trường biển như thế nào? Phương hướng chính để bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường biển?

IV/ địa lí địa phương (ai ở Đồng Nai làm luôn cũng đc )

11. Nêu đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Đồng Nai? (chú ý nắm được các đơn vị hành chánh của tỉnh)

B/ THỰC HÀNH
Xem lại các cách vẽ biểu đồ (tròn, cột, cột chồng, đường, miền)
 
T

thuyhoa17


Từ lớp 9, quên nhiều nhưng mà còn nhớ sơ sơ ;))
Có cái nào sai, bạn thông cảm nhé :D

A/ Lý thuyết
I/ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

1. Nêu đặc điểm tự nhiên, tiềm năng kinh tế trên đất liền (có các loại khoáng sản chính nào? Kể tên các mỏ dầu khí hiện đang được khai thác của vùng?)

- Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế:
+ Địa hình thoải, đất badan là chủ yếu, ngoài ra còn có đất xám, một lượng nhỏ đất phù sa và đất feralit. => mặt bằng xây dựng thuận lợi và đất đai phù hợp cho việc trồng và phát triển cây công nghiệp.
+ Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm.
+ Có 2 hồ lớn, và 2 con sông tạo điều kiện cho thủy lợi và tưới tiêu.
+ Nguồn thủy sinh tốt.
+ Nghèo tài nguyên khoáng sản (thuộc về đặc điểm tự nhiên).

- Các loại khoáng sản chính: bô-xít, nước khoáng (trên đất liền).
- Các mỏ dầu khí: Bạch Hổ, Đại Hùng, Rạng Đông, Rồng, Lan Đỏ, Lan Tây, Hồng Ngọc.


2. Kể tên các trung tâm kinh tế lớn và các ngành công nghiệp chủ yếu?

- Trung tâm KT lớn: tp Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai.
- Các ngành CN chủ yếu: cơ khí, hóa dầu, cn chế biến, thủy điện, luyện kim, cn sản xuất hàng tiêu dùng, ...

3. Giải thích vì sao ĐNB lại có thế mạnh rất lớn về trồng cây công nghiệp lâu năm? (xem bảng 32.2 SGK, nắm rõ vị trí trồng các cây công nghiệp)

- ĐNB có thế mạnh về trồng cây cn vì:
+ Diện tích đất bazan lớn.
+ Nguồn nước tưới tiêu đảm bảo.
+ Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm tạo đk cho cây cn phát triển.
+ Người dân có nhiều kinh ngiệm trong việc tồng cây cn.
...

II/ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

4. Dựa vào bảng 35.2 SGK nhận xét ngành công nghiệp nào phát triển mạnh nhất, giải thích vì sao ngành này lại phát triển mạnh?

- Ngành phát triển nhất: ngành chế biến lương thực, thực phẩm.
- Nguyên nhân phát triên:
+ Đáp ứng nhu cầu của người dân và xuất khẩu.
+ Là vựa lúa của đất nước, là nơi có sản lượng nông sản rất lớn --> chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triên ngành này. Đồng thời, để giải quyết lượng nông sản rất lớn đó.


5. Do đâu vùng ĐBSCL có thế mạnh về phát triển nuôi trồng và chế biến thủy sản?

- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.
- Hệ thống sông ngòi dày đặc.
- Có vùng biển rộng lớn và lượng thủy hải sản phong phú do sự dao thoa của nhiều dòng biến nóng lạnh.
- Có nhiều thức ăn đảm bảo cho việc nuôi tròng thủy hải sản.
- Điều kiện khí hậu thuuận lợi cho việc đánh bắt.
...


6. Dựa vào hình 36.3 SGK xác định các cơ sở công nghiệp chính ( hàng xuất khẩu chủ lực của vùng là gì? )

- TT công nghiệp: Cần Thơ, Long Xuyên, Cà Mau, Mỹ Tho.
- hàng xuất khẩu chủ lực: lúa gạo, cây ăn quả, thủy hải sản,...



III/ PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN

8. Nước ta có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành kinh tế biển?

- Có đường bờ biển dài.
- Nhiều ngư trường rộng lớn.
- Có sản lượng thủy hải sản lớn.
- Tài nguyên du lịch biển phong phú: có nhiều bải biển, vịnh đảo đẹp...

9. Nước ta có những quần đảo lớn nào? Thuộc tỉnh nào?

- Quần đào Hoàng Sa - Đà Nẵng
- Quần đảo Trường Sa - Khánh Hòa.


10. Bằng sự hiểu biết của bản thân, kết hợp kiến thức đã học, hãy nhận xét về tài nguyên hiện nay và vấn đề ô nhiễm môi trường biển như thế nào? Phương hướng chính để bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường biển?
- Nhận xét:
+ Môi trường biển bị ô nhiễm một cách nặng nề bởi nhiều nguyên nhân: lượng nước thải cn, sinh hoạt đổ ra biển, dầu loang, đắm tàu, chìm tàu, khai thác đánh bắt bằng các chất độc hại, khai thác tài nguyên biển một cách ko tiết kiệm.
+ Và cũng chính từ việc ô nhiễm môi trường trên mà nhiều loài thủy hải sản bị tuyệt chủng và lượng thủy hải sản cũng giảm nhiều.
Đồng thời, do việc đánh bắt quá mức nên nguồn thủy hải sản và các tài nguyên biển khác đang ngày càng bị cạn kiệt.

- phương hướng:
+ Khai thác kết hợp với bảo vệ và phục hồi.
+ Đánh bắt bằng những phương pháp ít gây ô nhiễm môi trường.
+ Có hệ thống sử lý rác thải cn để ko đổ rác thải ra môi trường biển.
+ Nghiêm cấm việc đánh bắt và khai thác quá mức.


;))
 
B

beng0c_haykh0cnhe17

Mình xin bổ sung 1 vài câu nhé, còn mấy câu xem bảng trong SGK thì mình để sách lớp 9 ở nhà hết rồi :D

Câu 5: Do đâu vùng ĐBSCL có thế mạnh về phát triển nuôi trồng và chế biến thủy sản?
- Điều kiện tự nhiên:
+ Diện tích vùng nước trên cạn, trên biển lớn.
+ Nguồn cá tôm dồi dào: nước ngọt, nước mặn, nước lợ.
+ Có các bãi cá, tôm trên biển rộng lớn.
+ Nhiều thức ăn, nhiều lũ.
+ Nhiều ngư trường lớn, biển ấm quanh năm.
+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc.
+ Ba mặt giáp biển.
- Nguồn lao động :
+ Lực lượng lao động dồi dào.
+ Lao động có kinh nghiệm, tay nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.
+ Một bộ phận nhỏ dân cư làm nghề nuôi trồng và khai thác thỷ sản.
- Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu.
- Đồng bằng sông Cửu Long có thị trường tiêu thụ thuỷ sản rộng, lớn ở các nước trong khu vực, EU, Nhật, Bắc Mĩ...

Câu 7: Nêu mặt thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển ngành thủy sản ở ĐBSCL?
* Thuận lợi: Chính là các thế mạnh được nêu ở câu 5

* Khó khăn:
- Tài nguyên động vật, tôm, cá bị suy giảm nghiêm trọng.
- Nguồn nước nhiều nơi bị ô nhiễm.
- Chỉ tập trung khai thác, đánh bắt ven bờ, chưa chú trọng khai thác xa bờ.
- Nhiều khó khăn xảy đến đối với miền khí hậu có 2 mùa mưa, khô đối lập.

Câu 8: Nước ta có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành kinh tế biển?
Nước ta có nguồn tài nguyên biển - đảo khá phong phú, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
* Có tài nguyên sinh vật biển phong phú tạo điều kiện thuận lợi để nuôi trồng và chế biển hải sản:
- Có bờ biển dài (3260 km), thuận lợi cho nuôi trồng, vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2, thuận lợi cho đánh bắt và khai thác.
- Tổng trữ lượng 4 triệu tấn, có thể khai thác hằng năm là 1,9 triệu tấn.
- Vùng biển có hơn 2000 loài cá, trong đó có 110 loài có giá trị KT, có trên 100 loài tôm, nhiều loại đặc sản.

* Có tài nguyên du lịch biển phong phú có thể phát triển nhiều loại hình du lịch.
- Dọc bờ biển có nhiều bãi cát dài, rộng, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc XD các khu nghỉ dưỡng.
- Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh đẹp, hấp dẫn du khách.
- Có vịnh Hạ Long là Di sản THTG.

* Có nguồn khoáng sản phong phú:
- Biển có độ mặn lớn, nắng nóng quanh năm thuận lợi cho nghề làm muối.
- Dọc bờ biển có nhiều bãi cát chứa oxit titan có giá trị xk (Hà Tĩnh, Bình Định).
- Nhiều nơi có cát trắng (Quảng Ninh, Khánh Hoà) làm nguyên liệu cho ngành sx thuỷ tinh, pha lê.
- Nguồn dầu khí có trữ lượng hàng chục tỉ tấn ở thềm lục địa tạo thuận lợi cho ngành CN năng lượng, hoá chất phát triển.

* Phát triển GTVT biển:

- Nằm gần đường hàng hải quốc tế quan trọng.
- Bờ biển có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc XD cảng, đặc biệt là các cảng nước sâu..

Câu 10: Bằng sự hiểu biết của bản thân, kết hợp kiến thức đã học, hãy nhận xét về tài nguyên hiện nay và vấn đề ô nhiễm môi trường biển như thế nào? Phương hướng chính để bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường biển?

* Hiện nay, tài nguyên biển đang giảm sút và ô nhiễm MT biển đang diễn ra nghiêm trọng.
- Nguyên nhân: Phương tiện khai thác lạc hậu, cho nên chỉ tập trung đánh bắt ven bờ, đánh bắt = phương pháp có nguy cơ huỷ diệt MT (= thuốc nổ, xung điện..), khai thác không đi đôi với việc bảo vệ nguồn lợi hải sản, rừng ngập mặn ven biển bị khai thác tàn phá, chất thải của CN và sinh hoạt đổ thẳng ra sông và biển mà chưa qua xử lí, việc khai thác vận chuyển dầu, các sự cố tràn dầu và chìm tàu, sự hoạt động của các phương tiện GTVT đường biển..

* Phương hướng chính để bảo vệ nguồn tài nguyên và MT biển:
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật biển. Đầu tư để chuyển hướng từ khai thác vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng.
- Bảo vệ rạn san hô và cấm khai thác san hô.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

Câu 11: Nêu đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Đồng Nai?

* Vị trí địa lý:
Đồng Nai có diện tích 5.862,37 km2 thuộc miền Đông Nam Bộ. Chiếm 1,76% diện tích tự nhiên toàn quốc và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ. Giới hạn trong tọa độ địa lý:

Từ 100 22’ đến 110 35’ vĩ độ bắc,
Từ 1060 44’ 15” đến 1070 34’ 10” kinh độ đông.

Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía bắc và đông giáp tỉnh Lâm Đồng, phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía đông và đông nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía tây và tây nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh.

Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện. Thành phố Biên Hoà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh; 1 thị xã là Long Khánh; 9 huyện gồm: Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ và Trảng Bom.

Đồng Nai được coi là bản lề chiến lược, tiếp giáp giữa trung du và đồng bằng, là cửa ngõ của trục động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hoà – Bà Rịa Vũng tàu.

Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam códiện tích 5.862,37 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ.

- Đông giáp Bình Thuận.
- Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
- Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
- Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.

* Địa hình:
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những dải núi rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam. Có thể phân biệt các dạng địa hình chính như sau:

- Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng:

+ Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10 m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5 m dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài km. Đất trên địa hình này chủ yếu là các Aluvi hiện đại.

+ Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 đến 2 m, có chỗ thấp hơn mực nước biển, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn bao phủ. Vật liệu không đồng nhất, có nhiều sét và vật chất hữu cơ lắng đọng.

- Dạng địa đồi lượn sóng: Độ cao từ 20 đến 200m. Bao gồm các đồi Bazan, bề mặt địa hình rất phẳng, thoải, độ dốc từ 30 đến 80. Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các dạng địa hình khác bao trùm hầu hết các khối Bazan, phù sa cổ. Đất phân bổ trên địa hình này gồm nhóm đất đỏ vàng và đất xám.

- Dạng địa hình núi thấp: Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn với độ cao thay đổi từ 200 - 800m. Địa hình này phân bố chủ yếu ở phía Bắc của tỉnh thuộc ranh giới giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở huyện Định Quán, Xuân Lộc. Tất cả các núi này đều có độ cao (20–300), đá mẹ lộ thiên thành cụm với các đá chủ yếu là granit, đá phiến sét.

Nhìn chung đất của Đồng Nai đều có địa hình tương đối bằng phẳng, có 82,09% đất có độ dốc < 8o,92% đất có độ dốc <15o, các đất có độ dốc >15o chiếm khoảng 8%.

* Đất đai:
Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau:

- Các loại đất hình thành trên đá Bazan: Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh. Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu…

- Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như: đất xám, nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phía Nam, Đông Nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch). Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém, thích hợp cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ … một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều …

- Các loại đất hình thành trên phù sa mới như: đất phù sa, đất cát. Phân bố chủ yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà. Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả …

- Tổng diện tích toàn tỉnh có: 590.723 ha. Bao gồm: đất nông nghiệp: 277.641 ha; đất lâm nghiệp: 181.578 ha; đất chuyên dùng: 49.717 ha; đất ở: 16.763 ha; đất chưa sử dụng: 897 ha; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 52.715 ha.

Tình hình sử dụng đất của tỉnh những năm qua có biến động ít nhiều, nhưng đến nay, Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ.

* Khí hậu:

- Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ Bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa).
- Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.
- Nhiệt độ bình quân sơ bộ năm 2009 là: 25,90C
- Số giờ nắng trung bình trong sơ bộ năm 2009 là: 2.454 giờ
Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn khoảng 2.301,6mm phân bố theo vùng và theo vụ. Vì thế Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng, ... cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.
- Độ ẩm trung bình sơ bộ năm 2009 là 82%

* Tài nguyên:

- Đồng Nai có nhiều nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú gồm tài nguyên khoáng sản có vàng, thiếc, kẽm; nhiều mỏ đá, cao lanh, than bùn, đất sét, cát sông; tài nguyên rừng và nguồn nước...
- Ngoài ra Đồng Nai còn phát triển thuỷ sản dựa vào hệ thống hồ đập và sông ngòi. Trong đó, hồ Trị An diện tích 323km2 và trên 60 sông, kênh rạch, rất thuận lợi cho việc phát triển một số thủy sản như: cá nuôi bè, tôm nuôi....
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Junery N
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom