địa lý 9 cần gấp

  • Thread starter khuattuanmeo
  • Ngày gửi
  • Replies 4
  • Views 1,245

K

khuattuanmeo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1 Vì sao cây công nghiệp lâu năm(cao su) được tròng nhiều ở vùng đông nam bộ?
câu 2 Đồng bằng sông Cửu long có những điều kiện thuận lợi gì trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất thế giới?
câu 3 Nêu những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của đòng bằng sông Cửu Long:confused::confused:
 
H

hhtthanyeu

câu 1 Vì sao cây công nghiệp lâu năm(cao su) được tròng nhiều ở vùng đông nam bộ?
câu 2 Đồng bằng sông Cửu long có những điều kiện thuận lợi gì trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất thế giới?
câu 3 Nêu những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của đòng bằng sông Cửu Long:confused::confused:


CÂU 1 :
- Là vùng có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp với cây cao su.
- Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su.
- Có nhiều cơ sở chế biến và đặc biệt cây cao su có thị trường tiêu thụ rộng lớn, ổn định

CÂU 2 :
* Về điều kiện tự nhiên:
- Là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta: 39734 km2.
- Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ (1,2 triệu ha), diện tích trồng lúa lớn: 3834,8 nghìn ha (>51% của cả nước).
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, giàu nhiệt độ và ánh sáng.
- Lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào, phong phú. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
- Có vị trí địa lí thuận lợi: 3 mặt giáp biển.

* Về kinh tế - xã hội:
- Dân đông, nguồn lao động dồi dào.
- Người dân cần cù, năng động, có kinh nghiệm trồng lúa, thích ứng linh hoạt với nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
- Nhà nước đầu tư áp dụng đưa tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất \Rightarrow hàng hoá chiếm lĩnh thị trường.
\Rightarrow Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm số 1 về sản xuất lương thực, thực phẩm. Giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực và xuất khẩu lúa gạo của nước ta.

CÂU 3 :
- Đồng bằng rộng, nhiều đất tốt
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm
- Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt mang đến nhiều nguồn lợi
- Đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước


 
S

scientists

1.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi : Khí hậu nóng ẩm. Các vùng đất badan khá màu mỡ chiếm tới 40% diện tích của vùng, nối tiếp với miền đất badan của Nam Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ.
-
Nguồn nhân công dồi dào; tay nghề giỏi. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong cách trồng và lấy nhựa cao su.
-
Gần cơ sơ sản xuất, thị trường rộng lớn (TPHCM)
\Rightarrow Đông Nam Bộ có tiềm năng to lớn để phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu) trên quy mô lớn.

2.

-Điều kiện tự nhiên thuận lợi : đất phù sa màu mỡ, khí hậu cận xích đạo gió mùa, sông ngòi dày đặc, ít bị thiên tai như các vùng khác trong cả nước
- Đây là vùng có các trung tâm nghiên cứu lúa gạo, như ĐH Cần Thơ, viện nghiên cứu lúa ĐBSCL, được nhà nước quan tâm....nên vùng trỡ thành nơi sản xuất lúa gạo lớn nhất nước


3.
*Điều kiện tự nhiên : Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 3 - 5m, có khu vực chỉ cao 0,5 - 1m so với mặt nước biển.

-
[FONT=&quot]Nền khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm 24 – 27 0C, biên độ nhiệt trung bình năm 2 – 30 0C, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm thấp, ít có bão hoặc nhiễu loạn thời tiết. Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa tập trung từ tháng 5 - 10, lượng mưa chiếm tới 99% tổng lượng mưa của cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hầu như không có mưa. [/FONT]
[FONT=&quot]
*Tài nguyên :
Tài nguyên nước[/FONT]
[FONT=&quot]:[/FONT]

[FONT=&quot] - Với hệ thống hạ lưu sông Mê Kông ở Việt Nam là hai nhánh sông Tiền và sông Hậu tổng lượng nước sông Cửu Long là 500 tỷ mét khối. Trong đó sông Tiền chiếm 79% và sông Hậu chiếm 21%. Chế độ thuỷ văn thay đổi theo mùa. Mùa mưa nước sông lớn vào tháng 9, tháng 10 làm ngập các vùng trũng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên. Về mùa này, nước sông mang nhiều phù sa bồi đắp cho đồng bằng. Về mùa khô, lượng nước giảm nhiều, làm cho thuỷ triều lấn sâu vào đồng bằng làm vùng đất ven biển bị nhiễm mặn nghiêm trọng. [/FONT]

[FONT=&quot]- Chế độ nước ngầm khá phức tạp, phần lớn ở độ sâu 100 mét. Nếu khai thác quá nhiều có thể làm nhiễm mặn trong vùng. [/FONT]

[FONT=&quot] Tài nguyên biển[/FONT][FONT=&quot]:[/FONT]
[FONT=&quot] - Chiều dài bờ biển 732 km với nhiều cửa sông và vịnh. Biển trong vùng chứa đựng nhiều hải sản quí với trữ lượng cao: Tôm chiếm 50% trữ lượng tôm cả nước, cá nổi 20%, cá đáy 32%, ngoài ra còn có hải sản quí như đồi mồi, mực… [/FONT]
[FONT=&quot] - Trên biển có nhiều đảo, quần đảo có tiềm năng kinh tế cao như đảo Thổ Chu, Phú Quốc.
[/FONT]

Tài nguyên đất
Tổng diện tích ĐBSCL khoảng 3,96 triệu ha, trong đó khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 65%. Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên 90%. Đất chuyên canh các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diện tích tự nhiên.


[FONT=&quot]Tài nguyên khoáng sản[/FONT][FONT=&quot]:[/FONT] [FONT=&quot] [/FONT]

[FONT=&quot] Trữ lượng khoáng sản không đáng kể. Đá vôi phân bố ở Hà Tiên, Kiên Lương dạng núi vách đứng với trữ lượng 145 triệu tấn. Phục vụ sản xuất xi măng, vôi xây dựng; cát sỏi ở dọc sông Vàm Cỏ, sông Mê Kông trữ lượng khoảng 10 triệu mét khối; than bùn ở U Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, tứ giác Long Xuyên. Ngoài ra còn các khoáng sản khác như đá, suối khoáng…[/FONT]

Hệ sinh thái
Trong các vùng đất ngập nước ở ĐBSCL, có thể xác định được 3 hệ sinh thái tự nhiên. Tất cả các hệ sinh thái này đều rất “nhạy cảm” về môi trường. Những nét đặc trưng chủ yếu của 3 hệ sinh thái như sau:
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn nằm ở vùng rìa ven biển trên các bãi lầy mặn. Các rừng này đã từng bao phủ hầu hết vùng ven biển ĐBSCL nhưng nay đang biến mất dần trên quy mô lớn. Trong số các rừng ngập mặn còn lại, trên 80% (khoảng 77.000 ha) tập trung ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
- Hệ sinh thái đầm nội địa (rừng Tràm): Trước đây rừng Tràm đã từng bao phủ một nửa diện tích đất phèn. Hiện nay chỉ còn lại trong khu vực đất than bùn U Minh và một số nơi trong vùng đất phèn ở Đồng Tháp Mười và đồng bằng Hà Tiên là những nơi bị ngập theo mùa. Rừng Tràm rất quan trọng đối với việc ổn định đất, thuỷ văn và bảo tồn các loại vật. Rừng Tràm thích hợp nhất cho việc cải tạo các vùng đất hoang và những vùng đất không phù hợp đối với sản xuất nông nghiệp như vùng đầm lầy than bùn và đất phèn nặng. Cây tràm thích nghi được với các điều kiện đất phèn và cũng có khả năng chịu được mặn.
- Hệ sinh thái cửa sông: Cửa sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biển. Chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các thuỷ triều và sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt. Cửa sông duy trì những quá trình quan trọng như vận chuyển chất dinh dưỡng và phù du sinh vật, du đẩy các ấu trùng tôm cá, xác bồi động thực vật và nó quyết định các dạng trầm tích ven biển. Hệ sinh thái cửa sông nằm trong số các hệ sinh thái phong phú và năng động nhất trên thế giới. Tuy nhiên chúng rất dễ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường và do các thay đổi của chế độ nước (nhiệt độ, độ mặn, lượng phù sa), những yếu tố có thể phá vỡ hệ sinh thái này. Nhiều loài tôm cá ở ĐBSCL là những loài phụ thuộc vào cửa sông. Mô hình di cư và sinh sản của các loài này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ sông và thuỷ triều, phụ thuộc rất nhiều vào môi trường cửa sông.

Hệ động vật
Hệ động vật ở ĐBSCL gồm 23 loài có vú, 386 loài và bộ chim, 6 loài lưỡng cư và 260 loài cá. Số lượng và tính đa dạng của hệ động vật thường lớn nhất trong các khu rừng tràm và rừng ngập mặn còn lại.
Sự sống còn của các quần hệ động vật có vú đang bị đe doạ bởi săn bắn, đánh bẫy và sự phá huỷ liên tục nơi cư trú. Chúng tập trung chủ yếu trong những khu rừng tự nhiên (rừng U Minh và Bảy Núi).
ĐBSCL là một vùng trú đông quan trọng đặc biệt đối với các loài chim di trú. trong những năm gần đây, bảy khu vực sinh sản lớn của các loài diệc, vò vằn, cò trắng và vạc đã được phát hiện trong các khu rừng tràm, loài sếu mỏ đỏ phương đông, gần đây đã dược phát hiện ở huyện Tam Nông trong Đồng Tháp Mười. Trong khu bảo tồn Tràm Chim có 92 loài chim đã được xác định. Trong vùng rừng U Minh, có 81 loài chim đã được ghi nhận.
Những vùng ngập nước ở ĐBSCL cũng là nơi cư trú của các loài bò sát và động vật lưỡng cư. Nhiều loài động vật có vú, chim, bò sát và động vật lưỡng cư bị đánh bắt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
Theo Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, ĐBSCL có trên 250 loài cá nước ngọt, trong đó khoảng 50 loài có giá trị kinh tế cao và khoảng gần 20 loài cá quý hiếm.

Tổng hợp từ nhiều nguồn
 
M

manh550

2.thuận lợi:
+ đất đai màu mỡ, đồng bằng rộng lớn bằng phẳng
+ khí hậu ổn định, nóng ẩm quanh năm thích hợp với nhiều loại cây trồng
+ trình độ người dân cao
+ giao thông vận tải ngày càng được hoàn thiện
+ nhiều sông ngòi, kênh rạch -> nguồn nước dồi dào
+ có nhiều khu công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
+ thị trường tiêu thụ lớn
 
M

manh550

1.Các vùng đất Bazan khá màu mỡ chiếm tới 40% diện tích của vùng, nối tiếp với miền đất badan của Nam Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ. Đất xám bạc màu (phù sa cổ) chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chút ít, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh và Bình Dương. Đất phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất badan, nhưng thoát nước tốt. Nhờ có khí hậu cận xích đạo, đất đai màu mỡ và mạng lưới thuỷ lợi được cải thiện, Đông Nam Bộ có tiềm năng to lớn để phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá…) trên quy mô lớn.
 
Top Bottom