Câu 1:
- Vị trí, địa lý và khí hậu đặc biệt đã tạo cho vùng biển Đông sự đa dạng sinh học cao so với các nước trên thế giới, cả về cấu trúc thành phần loài, hệ sinh thái và nguồn gen.
- Khác biệt về điều kiện tự nhiên từ Bắc đến Nam như sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ tuyến, mức độ trao đổi môi trường với các vùng xung quanh, hình thái thềm lục địa… đã tạo nên những nét đặc trưng của các hệ sinh thái giữa các vùng biển ở Việt Nam.
- Vùng biển này đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình. Trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.038 loài cá, trên 100 loài cá kinh tế, hơn 300 loài san hô cứng, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển và 5 loài rùa biển.
- Biển Đông được coi là một trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam xác định nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, trong đó các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi. Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung Việt Nam.
- Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng, trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần.
Câu 2:
- Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng. Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số mỏ lớn là than, dầu mỏ, khí đốt,bôxit, sắt, crôm, thiếc, âptit, đất hiếm và đá vôi.
* Sự phân bố:
- Việt Bắc và hữu ngạn sông Hồng: Than chì, vàng, apatit (Lào Cai) ; đá quý ( Yên Bái), sắt ( Tòng Bá - Hà Giang).
- Đông Bắc Bắc Bộ :
+ Tại Thái Nguyên: sắt (Trại Cau), than đá (Quán Triều), than mỡ (Làng Cẩm), titan(Núi Chúa), đá vôi.
+ Tại Quảng Ninh: than đá (Cẩm Phả, Đèo Nai, Mạo Khê, Uông Bí,...) ; đá vôi, cát, sét...
+ Tại Cao Bằng, Lạng Sơn: thiếc (Tĩnh Túc),bôxit, mangan (Trùng Khánh), đá vôi.
- Tây Bắc: đồng ( Sơn La), vàng ( Mai Sơn - Hòa Binh), barit ( Nậm Xe - Lai Châu), đất hiếm ( Phong Thổ - Lai Châu), đá vôi.
- Bắc Trung Bộ: Crôm (Cổ Định - Thanh Hóa), thiếc (Quỳ Hợp - Nghệ An), sắt (Thạch Khê - Hà Tĩnh), đá quý (Quỳ Châu - Nghệ An), đá vôi.
- Nền Cổ Kon Tum: vàng (Quảng Nam và tây Kon Tum, Gia Lai), đá quý, đất hiếm.
- Tây Nguyên: cao lanh, kim loại màu (Lâm Đồng), bôxit (Lâm Đông, Đắk Lắk,...).
- Các đồng bằng: than nâu, dầu mỏ, khí tự nhiên (Đồng bằng sông Hồng), than bùn (Đồng bằng sông Cửu Long).
- Thềm lục địa: Dầu mỏ, khí đốt.
Câu 3:
- Đất nước ta bao gồm:
+ Đất liền : Phần đất liền nước ta kéo dài theo 2 chiều Bắc - Nam tới 1650 km và nơi hẹp nhất thep chiều Đông - Tây. Việt Nam có đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260 km, hợp với 4550 km trên đất liền làm thành khung cơ bản của lãnh thổ Việt Nam.
+ Hải Đảo, vùng biển: Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam. Trên biển Đông nước ta có rất nhiều đảo và quần đảo. Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta về mặt an ninh và phát triển kinh tế.
+ Vùng trời: Vùng trời của Việt Nam là khoảng không gian ở trên đất liền, nội thủy, lãnh hải và các hải đảo Việt Nam, các phương tiện đường không khi bay trên vùng trời phải tuân theo các quy định của nước Việt Nam, các vấn đề liên quan đến vùng trời Việt Nam sẽ được quy định cụ thể trên cơ sở và trên nguyên tắc bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phù hợp với luật pháp quốc tế của Việt Nam.