[Địa Lý 7] Châu á

K

katoriitto

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Châu Áchâu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầuĐông bán cầu. Châu Á chiếm 8.6% tổng diện tích bề mặt Trái đất (chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có 4 tỉ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới.
Sự phân chia ranh giới giữa châu Á và châu Phieo đất Suez (mặc dù bán đảo Sinai, một phần của Ai Cập, nằm về phía đông của kênh đào này thông thường về mặt địa lý-chính trị được coi là một phần của châu Phi). Ranh giới giữa châu Á và châu Âu chạy qua eo biển Dardanelles, biển Marmara, eo biển Bosphorus, tới Biển Đen, dãy núi Caucasus, Biển Caspi, dọc theo dãy núi Ural tới Biển Kara ở Kara, Nga.
Châu Á, khi được xem xét theo khía cạnh chính trị, bao gồm một phần của đại lục Á-Âu và các quần đảo gần kề trong Ấn Độ DươngThái Bình Dương, và thông thường không bao gồm Nga.
Như đã nói trên, châu Á là một bộ phận khu vực của đại lục Á-Âu. Để phân chia xa hơn nữa dựa theo thuật ngữ này, xem Bắc đại lục Á-ÂuTrung đại lục Á-Âu.
Một số quốc gia châu Á kéo dài ra ngoài châu Á. Xem Nước hai lục địa để có thêm chi tiết về các trường hợp đường ranh giới giữa châu Á và châu Âu, châu Á và châu Phi cũng như giữa châu Á và châu Đại Dương (châu Úc).
1-46ea1f05ff-1.png

1-46ea1f05ff-2.jpg




Bkhoa toàn thư mở-Wikipedia.


@:Bạn chú ý đặt tên tiêu đề +ghi rõ tên nguồn trích-dẫn tài liệu.

 
Last edited by a moderator:
K

khanhtoan_qb

 
Last edited by a moderator:
T

thienthannho.97

Tôn giáo

Phần lớn dân số thế giới theo các niềm tin tôn giáo khởi nguồn từ châu Á.
Các tôn giáo khởi nguồn từ châu Á và với phần lớn những người theo ngày nay đang sống ở châu Á bao gồm:
  • Bahá'í giáo: Hơn một nửa số người theo sống ở châu Á.
  • Phật giáo: Nhật Bản, Triều Tiên, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Malaysia, Ấn Độ.
  • Ấn giáo (đạo Hindu): Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Nepal.
  • Hồi giáo: Trung Á, Nam Á và Tây Nam Á, Malaysia và Indonesia.
  • Giai na giáo: Ấn Độ.
  • Shinto (Thần giáo Nhật Bản): Nhật Bản.
  • Sikh giáo: Ấn Độ, Malaysia, Pakistan.
  • Lão giáo: Trung Quốc, Việt Nam, Singapore và Malaysia.
  • Bái hỏa giáo: Iran và Ấn Độ.
Các tôn giáo có nguồn gốc ở châu Á nhưng có phần lớn số người theo ngày nay ở các khu vực khác bao gồm:
  • Tin Lành: Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam, Philipine, Malaysia,...
  • Công giáo: Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Indonesia, Đông Timor, Philippines và Việt Nam.
  • Do Thái giáo: Có ít hơn một nửa số người theo ngày nay sống ở châu Á.


Bkhoa toàn thư mở-Wikipedia.

Bạn chú ý ghi rõ tên nguồn trích-dẫn tài liệu.
 
Last edited by a moderator:
T

tanpopo_98

Các nhân tố hình thành khí hậu

Vị trí địa lý
Châu Á kéo dài từ Bắc Cực cho đến xích đạo nên lượng bức xạ Mặt Trời phân bố không đều, giảm dần từ Nam lên Bắc. Ở các vĩ độ phía Nam, tổng lượng bức xạ hằng năm cao, thay đổi từ 120-180 kcal/cm², trong đó vùng Tây Nam Á đạt cao nhất, từ 180-220 kcal/cm². Ở các vĩ độ trung bình từ 100-120 kcal/cm², còn các vùng từ vòng cực trở lên phía Bắc thì không quá 80 kcal/cm². Lượng bức xạ phân bố không đồng đều là nguyên nhân chủ yếu làm cho điều kiện nhiệt nói riêng và khí hậu nói chung thay đổi từ Nam lên Bắc.


Hình dạng và kích thước
Châu Á rộng, với dạng hình khối vĩ đại đã làm cho các vùng nội địa quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa khô, dễ bị sưởi nóng và hóa lạnh theo mùa. Đó là điều kiện hình thành các trung tâm khí áp. Mặt khác, điều kiện nhiệt và khí áp đó lại tương phản với các đại dương xung quanh theo mùa, làm cho gió mùa phát triển rộng khắp châu lục. Có thể nói châu Á là châu lục duy nhất trên thế giới có đầy đủ các kiểu khí hậu gió mùa: gió mùa xích đạo, gió mùa nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.

Địa hình
Ảnh hưởng của địa hình lên một số điểm

Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng 1 Nhiệt độ trung bình tháng 7
Bắc Kinh -1.6 _____ 26.1
Calcutta 19.5 _____ 28.9
Hà Nội 16.4 _____ 28.4

Cấu tạo bề mặt lục địa bị chia cắt mạnh có ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt, lượng mưa và sự phân hóa khí hậu rất phức tạp.
Trước hết, các mạch núi hướng Tây-Đông có tác dụng ngăn các khối khí lạnh từ phía Bắc xuống và các khối khí nóng ẩm từ phía Nam lên, do đó các vùng ở phía Nam mạch núi bao giờ cũng ấm hơn các vùng ở phía Bắc mạch núi trên cùng vĩ độ. Ví dụ các vùng Địa Trung Hải, Trung Á, Nội Á tuy nằm trên cùng vĩ độ nhưng Địa Trung Hải nhờ có các dãy núi chắn ở phía Bắc và ảnh hưởng của biển nên mùa đông ấm, trong khi hai vùng sau không có núi chắn nên nhiệt độ trung bình thấp hơn rất nhiều. Tương tự, các vùng Bắc Ấn Độ nằm trên cùng vĩ độ với Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam nhưng ở Bắc Ấn Độ nhờ dãy Himalaya chắn nên nhiệt độ trung bình về mùa đông bao giờ cũng cao hơn hai vùng nói trên.
Ngoài ra, các bồn địa nằm giữa các vùng núi và sơn nguyên cao về mùa đông không khí bị hóa lạnh mạnh nên có nhiệt độ thấp hơn các vùng xung quanh. Về mùa hạ, không khí trong bồn địa lại bị sưởi nóng nên lại có nhiệt độ cao hơn. Các vùng núi cao ở Thiên Sơn, Tây Tạng, Hindu Kush, Himalaya càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Đến độ cao 3000-4000 m trở lên, nhiệt độ xuống còn 0 °C và bắt đầu đới tuyết vĩnh viễn.
Cuối cùng, địa hình còn làm lượng mưa trên châu Á phân bố không đồng đều. Các mạch núi hướng Đông-Tây hoặc Bắc-Nam có tác dụng chắn gió từ đại dương vào sâu trong lục địa. Kết quả là các sườn đón gió mưa nhiều, còn các sườn khuất gió mưa ít. Ví dụ, các vùng thuộc sườn Nam dãy Himalaya có lượng mưa trung bình năm từ 3000-4000 mm trong khi Tây Tạng nằm ở phía Bắc dãy núi thì mưa ít, không quá 300 mm một năm.
 
K

khanhtoan_qb

Sự phân bố địa hình

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính:

  • Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc siberi;
  • Cánh phía Tây gồm dãy hindu kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên irantiểu á và nam âu; cho đến
  • Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối tây tạng, Himalaya và đông nam á
Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau:

  • Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), tây siberi và cao nguyên Trung siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambi và Cổ sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc.
  • Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nềnTrung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối Đại tân sinhhttp://vi.wikipedia.org/wiki/Đại_Tân_sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển.
  • Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên.
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thấi Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương http://vi.wikipedia.org/wiki/Ấn_Độ_Dương và Địa Trung Hải Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành Khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động Kinh tế - Xã hộihttp://vi.wikipedia.org/wiki/Xã_hội của con người

Bkhoa toàn thư mở-Wikipedia.
Bạn chú ý ghi rõ tên nguồn trích-dẫn tài liệu.







Bkhoa toàn thư mở-Wikipedia.
Bạn chú ý ghi rõ tên nguồn trích-dẫn tài liệu.
 
Last edited by a moderator:
T

thienthannho.97

Tên gọi

Trong tiếng Việt, châu Á có nguồn gốc từ Hán-Việt 亞 Á, hay đầy đủ hơn là 亞細亞 Á Tế Á, được phiên âm từ tiếng Latinh Asia, và chính Asia lại có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại Ασία (Asia; xem thêm Danh sách các địa chỉ truyền thống của người Hy Lạp), lần đầu tiên được chứng thực ở Herodotus, ở đó nó được nói đến như là Tiểu Á, hoặc trong các kết quả của các cuộc chiến tranh Ba Tư, đối với đế chế Ba Tư như là sự tương phản với Hy Lạp và Ai Cập. Homer đã biết đồng minh của người Troia (Tờ roa) có tên gọi là Asios, con trai của Hyrtacus, một người cai trị nhiều thành thị.
Thuật ngữ Hy Lạp có lẽ có từ Assuwa, liên minh của nhiều quốc gia vào thế kỷ 14 TCN ở Anatolia cổ đại. Trong tiếng Hittite assu- "tốt" có lẽ là một thành phần trong tên gọi này. Ngoài ra, ngôn từ cơ bản của thuật ngữ này có thể có nguồn gốc từ chữ asu trong tiếng Akkadian, nó có nghĩa là "đi ra ngoài" hay "mọc", ám chỉ tới hướng của Mặt Trời khi nó mọc ở Trung Đông. So sánh giả thiết này với giả thiết về ngôn từ học của châu Âu trong tiếng Semit erebu "lặn" có thể thấy lý do đặt tên của châu Á và châu Âu là sự tương phản với nhau, tương tự như các thuật ngữ orient và occident (tên gọi của Anatolia và Levant cũng là dấu hiệu của "mặt trời mọc"). Giả thiết này được viện dẫn nhiều, nhưng nó bị phản đối do thực tế là Anatolia ở Akkadian hoặc Semit nói chung không nằm ở phía đông.
 
H

hieu296k3

Châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu. Châu Á chiếm 8.6% tổng diện tích bề mặt Trái đất (chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có 4 tỉ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới.

Sự phân chia ranh giới giữa châu Á và châu Phi là eo đất Suez (mặc dù bán đảo Sinai, một phần của Ai Cập, nằm về phía đông của kênh đào này thông thường về mặt địa lý-chính trị được coi là một phần của châu Phi). Ranh giới giữa châu Á và châu Âu chạy qua eo biển Dardanelles, biển Marmara, eo biển Bosphorus, tới Biển Đen, dãy núi Caucasus, Biển Caspi, dọc theo dãy núi Ural tới Biển Kara ở Kara, Nga.

Châu Á, khi được xem xét theo khía cạnh chính trị, bao gồm một phần của đại lục Á-Âu và các quần đảo gần kề trong Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và thông thường không bao gồm Nga.

Như đã nói trên, châu Á là một bộ phận khu vực của đại lục Á-Âu. Để phân chia xa hơn nữa dựa theo thuật ngữ này, xem Bắc đại lục Á-Âu và Trung đại lục Á-Âu.

Một số quốc gia châu Á kéo dài ra ngoài châu Á. Xem Nước hai lục địa để có thêm chi tiết về các trường hợp đường ranh giới giữa châu Á và châu Âu, châu Á và châu Phi cũng như giữa châu Á và châu Đại Dương (châu Úc).
 
H

hieu296k3

Bắc Á

Thuật ngữ này ít được các nhà địa lý sử dụng, và thông thường nó được nhắc đến để chỉ phần châu Á lớn hơn của Nga, còn được biết đến như là Siberi. Đôi khi các phần miền bắc của các quốc gia châu Á khác, như Kazakhstan cũng được tính vào Bắc Á.
[sửa]
Trung Á (Trung Đông)

Không có sự nhất trí tuyệt đối trong sử dụng thuật ngữ này. Thông thường, Trung Á bao gồm:
Các nước cộng hòa Trung Á như Kazakhstan (trừ phần nhỏ lãnh thổ thuộc châu Âu), Uzbekistan, Tajikistan, Turkmenistan và Kyrgyzstan.
Afghanistan, Mông Cổ và các khu vực phía tây của Trung Quốc đôi khi cũng được tính trong khu vực này.
Các nước cộng hòa Xô viết cũ nằm trong khu vực Caucasus.

Trung Á hiện nay là quan trọng về địa lý chính trị do các tranh chấp và mâu thuẫn quốc tế về các ống dẫn dầu, Nagorno-Karabakh và Chechnya cũng như là sự có mặt của quân đội Mỹ tại Afghanistan.
[sửa]
Đông Á (Viễn Đông)

Khu vực này bao gồm:
Các quần đảo trên Thái Bình Dương của Đài Loan và Nhật Bản.
Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc trên bán đảo Triều Tiên.
Trung Quốc, nhưng đôi khi chỉ tính các khu vực miền đông.

Đôi khi các quốc gia như Mông Cổ và Việt Nam cũng được tính là nằm ở Đông Á.

Hình thức hơn nữa thì Đông Nam Á cũng được bao gồm trong Đông Á trong một số trường hợp.
[sửa]
Đông Nam Á

Khu vực này bao gồm bán đảo Mã Lai, Bán đảo Trung-Ấn và các đảo trong Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Các quốc gia nằm ở đây bao gồm:
Ở Đông Nam Á đại lục có các quốc gia Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Ở Đông Nam Á đại dương có các quốc gia Malaysia, Brunei, Philippines, Singapore, Brunei và Indonesia (một phần của quần đảo Indonesia cũng nằm trong khu vực Melanesia của châu Đại Dương). Đông Timor (cũng thuộc Melanesia) đôi khi cũng được tính vào đây.

Nước Malaysia bị chia thành hai phần bởi biển Đông (Việt Nam) và vì thế có cả hai phần: lục địa và đảo.
[sửa]
Nam Á (tiểu lục địa Ấn Độ)

Nam Á còn được nói đến như là tiểu lục địa Ấn Độ. Nó bao gồm:
Các quốc gia Himalaya gồm Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Bhutan và Bangladesh.
Các quốc gia Ấn Độ Dương gồm Sri Lanka và Maldives.
[sửa]
Tây Nam Á (Tây Á)

Nó cũng được gọi là Trung Đông hay Trung Cận Đông. Trung Đông thông thường cũng được sử dụng để chỉ một số quốc gia ở Bắc Phi (trong một số diễn giải). Tây Nam Á có thể chia nhỏ thành:
Anatolia (tức Tiểu Á), bao gồm phần châu Á của Thổ Nhĩ Kỳ.
Quốc gia quần đảo Cyprus trong Địa Trung Hải.
Levant hay Cận Đông bao gồm Syria, Israel, Jordan, Liban, Iraq và phần châu Á của Ai Cập.
Bán đảo Ả Rập bao gồm Ả Rập Saudi, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain, Qatar, Oman, Yemen và thỉnh thoảng là cả Kuwait.
Khu vực Caucasus bao gồm Armenia, một phần nhỏ của Nga và gần như toàn bộ Gruzia và Azerbaijan.
Cao nguyên Iran bao gồm Iran và các phần của các quốc gia khác.

Xem thêm Các quốc gia vùng Vịnh để biết thêm về các cách nhóm khác nhau của các quốc gia này.
[sửa]
Kinh tế

Bài chính: Kinh tế châu Á
Kinh tế châu Á
Năm 2003 nếu không có thông báo khácDân số: 4.001 tỷ (2002)
GDP (PPP): US$ 18.077 tỷ
GDP (tiền tệ): $8.782 tỷ
GDP/đầu người (PPP): $4.518
GDP/đầu người (tiền tệ): $2.195
Tăng trưởng hàng năm
GDP theo đầu người: Không rõ
Thu nhập của tốp 10%: Không rõ
Triệu phú: 2,0 triệu (0,05%)
Thất nghiệp Không rõ
Thu nhập của nữ
(ước tính) Không rõ
Phần lớn số liệu là của UNDP năm 2002, một số số liệu đã loại bỏ một số quốc gia nào đó vì thiếu thông tin.
Xem thêm: Kinh tế thế giới - Kinh tế châu Phi - Kinh tế châu Á - Kinh tế châu Âu - Kinh tế Bắc Mỹ - Kinh tế Nam Mỹ - Kinh tế châu Đại Dương


Trong thuật ngữ của GDP theo PPP thì nền kinh tế lớn nhất châu Á là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tuy nhiên nền kinh tế của Liên minh châu Âu (viết tắt EU, với một quốc gia của nó nằm ở châu Á là Cyprus), mới là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Địa vị của EU như là một thể chế siêu quốc gia, chứ không phải là một quốc gia thông thường, làm cho điều này nằm dưới câu hỏi; đặc biệt là khi so sánh đơn lẻ thì nền kinh tế của Cyprus là một trong những nền kinh tế nhỏ nhất ở cả EU và châu Á, và nó không lớn hơn nhiều lần so với nền kinh tế của Đông Timor, một quốc gia châu Á với nền kinh tế nhỏ nhất (mặc dù vào năm 2005 đã không có số liệu tin cậy cho cả Iraq và Bắc Triều Tiên). Trong những thập niên gần đây thì kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ đã phát triển nhanh chóng, cả hai có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 6%. Theo GDP (PPP) thì Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới sau nền kinh tế của EU và Mỹ, tiếp theo là Nhật Bản và Ấn Độ với vị trí thứ tư và thứ năm (sau đó là các quốc gia trong EU: Đức, Anh, Pháp và Ý). Theo thuật ngữ của tỷ giá hối đoái thì Nhật Bản lại là nền kinh tế lớn nhất ở châu Á và là thứ ba trên thế giới. Hàn Quốc cũng là một trong những nền kinh tế lớn của châu Á, trong khi Bắc Triều Tiên lại là một trong những nước nghèo nhất.

Các khối thương mại:
Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Thỏa thuận cộng tác kinh tế gần (CEPA)
Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS/СНГ)
Hiệp hội các nước Nam Á vì hợp tác khu vực (SAARC)
Hiệp định tự do thương mại Nam Á (SAFTA) (dự thảo)
[sửa]
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Châu Á theo ranh giới (được cho là như thế) là lục địa lớn nhất thế giới và nó rất giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, như dầu mỏ và sắt.

Với năng suất cao trong nông nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất lúa gạo, đã cho phép mật độ dân số cao của các quốc gia trong các khu vực nóng ẩm. Các sản phẩm nông nghiệp chính còn có lúa mì và thịt gà.

Lâm nghiệp cũng phát triển trong phạm vi rộng của châu Á, ngoại trừ khu vực Trung và Tây Nam Á. Nghề cá là một nguồn chủ yếu cung cấp thực phẩm ở châu Á, cụ thể là ở Nhật Bản.
[sửa]
Công nghiệp

Sản xuất công nghiệp ở châu Á theo truyền thống là mạnh nhất ở khu vực Đông và Đông Nam Á, cụ thể là ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapor. Các ngành nghề công nghiệp dao động từ sản xuất các mặt hàng rẻ tiền như đồ chơi tới các mặt hàng công nghệ cao như máy tính và ô tô. Nhiều công ty ở châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản có các sự hợp tác đáng kể ở châu Á đang phát triển để tận dụng các lợi thế so sánh về sức lao động rẻ tiền.

Một trong các lĩnh vực chính của sản xuất công nghiệp ở châu Á là công nghiệp may mặc. Phần lớn việc cung cấp quần áo và giày dép hiện nay của thế giới có nguồn gốc từ Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.
[sửa]
Tài chính và các dịch vụ khác

Châu Á có 3 trung tâm tài chính lớn. Chúng nằm ở Hồng Kông, Singapore và Tokyo. Các trung tâm mới nổi ở Ấn Độ hay Trung Quốc là do sự bùng nổ về sản xuất công nghiệp theo hình thức gia công ở các quốc gia này cũng như sự có được của nhiều người trẻ có học vấn cao và nói tiếng Anh Kém hơn Việt Nam
[sửa]
Lịch sử sơ kỳ

Bài chính: Lịch sử châu Á

Lịch sử châu Á có thể được xem xét như là các lịch sử riêng biệt của một số vùng ngoại biên ven biển như Đông Á, Nam Á và Trung Đông được liên kết bằng các vùng thảo nguyên Á-Âu lớn bên trong.

Những vùng ngoại biên ven biển có thể coi như là quê hương của các nền văn minh, với mỗi nền văn minh trong ba khu vực này đã phát triển rất sớm quanh lưu vực các con sông màu mỡ. Các nền văn minh ở Lưỡng Hà, lưu vực sông Ấn và sông Trường Giang chia sẻ nhiều điểm tương đồng và có lẽ đã trao đổi với nhau các ý tưởng và công nghệ chẳng hạn như toán học và bánh xe. Các khái niệm khác như khái niệm về chữ viết có lẽ đã phát triển riêng biệt trong từng khu vực. Các thành thị, nhà nước và đế chế đã phát triển trong các vùng đất thấp này.

Khu vực thảo nguyên đã có thời gian dài là nơi sinh sống của các bộ lạc dư cư miền núi, và từ các thảo nguyên trung tâm thì họ có thể đi tới tất cả các khu vực khác của châu Á. Sự mở rộng như thế ra ngoài các thảo nguyên sớm nhất được biết là của người Ấn-Âu, những người đã truyền bá ngôn ngữ của mình tới Trung Đông, Ấn Độ và tới người Tochari ở biên giới Trung Quốc. Phần phía bắc của châu Á, phần lớn là vùng Siberi, đã là không thể đi tới được đối với những người dân du mục vùng thảo nguyên do mật độ dày của rừng cũng như các lãnh nguyên. Các khu vực này có rất ít dân cư.

Khu vực trung tâm và ngoại biên đã bị cách biệt là do các dãy núi và các sa mạc. Các dãy núi như dãy Caucasus, dãy Himalaya hay sa mạc Karakum và sa mạc Gobi tạo ra các cản trở chính làm cho những kỵ binh du mục rất khó khăn trong việc vượt qua chúng. Về mặt kỹ thuật và văn hóa thì những người sống ở các khu vực đồng bằng và đô thị là có ưu thế hơn nhưng về quân sự thì họ làm được ít hơn để bảo vệ khu vực sinh sống và chống lại các bộ lạc du cư miền núi. Tuy nhiên, các vùng đất thấp có rất ít đồng cỏ để duy trì một lượng lớn ngựa. Vì thế các bộ lạc đã xâm lăng các quốc gia ở Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông khi đó đã sớm phải học cách làm quen với sinh hoạt của cộng đồng địa phương.

Toàn bộ Ai Cập, Nga, Kazakhstan, Gruzia, Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ được nói đến trong bảng này, mặc dù các nước này chỉ có một phần nằm ở châu Á.
[sửa]
Các quốc gia và vùng lãnh thổ

Các tiểu vùng địa lý của châu Á

Cách phân vùng của Liên hiệp Quốc cho châu Á

Tên vùng[2] và
lãnh thổ với cờ Diện tích
(km²) Dân số
(Thống kê 1 tháng 7, 2008) Mật độ dân số
(theo km²) Thủ đô
Trung Á:
Kazakhstan[3] 2.724.927 15.666.533 5,7 Astana
Kyrgyzstan 198.500 5.356.869 24,3 Bishkek
Tajikistan 143.100 7.211.884 47,0 Dushanbe
Turkmenistan 488.100 5.179.573 9,6 Ashgabat
Uzbekistan 447.400 28.268.441 57,1 Tashkent
Đông Á:
Nhật Bản 377.835 127.288.628 336,1 Tokyo
Mông Cổ 1.565.000 2.996.082 1,7 Ulaan Baatar
Triều Tiên 120.540 23.479.095 184,4 Pyongyang
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa[4] 9.640.821 1.322.044.605 134,0 Beijing
Đài Loan [5] 35.980 22.920.946 626,7 Taipei
Hàn Quốc 98.480 49.232.844 490,7 Seoul
Bắc Á:
Nga[6] 17.075.400 142.200.000 26,8 Moscow
Đông Nam Á:[7]
Brunei 5.770 381.371 66,1 Bandar Seri Begawan
Myanmar 676.578 47.758.224 70,3 Naypyidaw[8]
Campuchia[9] 181.035 13.388.910 74 Phnom Penh
Đông Timor[10] 15.007 1.108.777 73,8 Dili
Indonesia[11] 1.919.440 230.512.000 120,1 Jakarta
Lào 236.800 6.677.534 28,2 Vientiane
Malaysia 329.847 27.780.000 84,2 Kuala Lumpur
Philippines 300.000 92.681.453 308,9 Manila
Singapore 704 4.608.167 6.545,7 Singapore
Thái Lan 514.000 65.493.298 127,4 Bangkok
Việt Nam 331.690 86.116.559 259,6 Hà Nội
Nam Á:
Afghanistan 647.500 32.738.775 42,9 Kabul
Bangladesh 147.570 153.546.901 1040,5 Dhaka
Bhutan 38.394 682.321 17,8 Thimphu
Ấn Độ[12] 3.287.263 1.147.995.226 349,2 New Delhi
Maldives 300 379.174 1.263,3 Malé
Nepal 147.181 29.519.114 200,5 Kathmandu
Pakistan 803.940 167.762.049 208,7 Islamabad
Sri Lanka 65.610 21.128.773 322,0 Sri Jayawardenapura-Kotte
Tây Á:
Armenia[13] Yerevan
Azerbaijan[14] 86.660 8.845.127 102,736 Baku
Bahrain 665 718.306 987,1 Manama
Cyprus[15] 9.250 792.604 83,9 Nicosia
Gruzia[16] 64,06 Tbilisi
Iraq 437.072 28.221.181 54,9 Baghdad
Iran 1.648.195 70.472.846 42,8 Tehran
Israel 20.770 7.112.359 290,3 Jerusalem[17]
Jordan 92.300 6.198.677 57,5 Amman
Kuwait 17.820 2.596.561 118,5 Kuwait City
Lebanon 10.452 3.971.941 353,6 Beirut
Oman 212.460 3.311.640 12,8 Muscat
Palestine 6.257 4.277.000 683,5 Ramallah
Qatar 11.437 928.635 69,4 Doha
Saudi Arabia 1.960.582 23.513.330 12,0 Riyadh
Syria 185.180 19.747.586 92,6 Damascus
Thổ Nhĩ Kỳ[18] Ankara
United Arab Emirates 82.880 4.621.399 29,5 Abu Dhabi
Yemen 527.970 23.013.376 35,4 Sanaá
Total 43.810,582 4.162.966.086 89,07

Ghi chú: Một phần của Ai Cập (Bán đảo Sinai) thuộc về Tây Á về mặt địa lý.
[sửa]
 
N

ngocmai_kute_1999

Châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu. Châu Á chiếm 8.6% tổng diện tích bề mặt Trái đất (chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có 4 tỉ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới.
Sự phân chia ranh giới giữa châu Á và châu Phi là eo đất Suez (mặc dù bán đảo Sinai, một phần của Ai Cập, nằm về phía đông của kênh đào này thông thường về mặt địa lý-chính trị được coi là một phần của châu Phi). Ranh giới giữa châu Á và châu Âu chạy qua eo biển Dardanelles, biển Marmara, eo biển Bosphorus, tới Biển Đen, dãy núi Caucasus, Biển Caspi, dọc theo dãy núi Ural tới Biển Kara ở Kara, Nga.
Châu Á, khi được xem xét theo khía cạnh chính trị, bao gồm một phần của đại lục Á-Âu và các quần đảo gần kề trong Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và thông thường không bao gồm Nga.
Như đã nói trên, châu Á là một bộ phận khu vực của đại lục Á-Âu. Để phân chia xa hơn nữa dựa theo thuật ngữ này, xem Bắc đại lục Á-Âu và Trung đại lục Á-Âu.
Một số quốc gia châu Á kéo dài ra ngoài châu Á. Xem Nước hai lục địa để có thêm chi tiết về các trường hợp đường ranh giới giữa châu Á và châu Âu, châu Á và châu Phi cũng như giữa châu Á và châu Đại Dương (châu Úc).
 
H

hpthao_99

Chúng ta đang sống trên đất nước Việt Nam , 1 đất nước thuộc bán đảo Đông Dương của châu Á
 
Top Bottom